Tư vấn chuyên môn bài viết:
BÁC SĨ DƯƠNG THỊ THÙY NGA
Trong trường hợp răng hàm bị nứt, vỡ, gãy. .. bệnh nhân sẽ được bác sĩ tiến hành nhổ răng hàm. Điều này không chỉ giúp phục hồi chức năng ăn nhai mà còn đảm bảo yếu tố thẩm mỹ và vệ sinh. Vậy nhổ răng là như thế nào? Quy trình nhổ răng sẽ diễn ra làm sao? Khi nào cần thiết phải nhổ răng? Biến chứng gì nếu không nhổ răng? Cùng nha khoa Beamdental tìm hiểu ngay bài viết dưới đây nhé!
Nhổ răng là gì?
Nhổ răng là gì? Nhổ răng là quá trình làm giãn nở xương ổ và các dây chằng nha chu rồi tách rời phần nướu để đưa răng ra ngoài ổ răng một cách nguyên vẹn.
Khi nào cần thiết phải nhổ răng?
Khi nào cần thiết phải nhổ răng? Nếu răng bị hỏng hay có vấn đề về sâu răng, nha sĩ sẽ cố gắng cải thiện tình trạng này bằng việc trám răng, dùng mão răng hoặc một số phương pháp chữa trị khác. Tuy nhiên, đôi khi, răng bị tổn hại quá nghiêm trọng và khó hồi phục. Trong trường hợp này, răng cần phải được nhổ bỏ.
Với một chiếc răng đã lung lay và không thể tránh được việc gãy nó cũng cần phải nhổ đi, ngay kể cả bằng phẫu thuật thay xương (ghép xương) .
Dưới đây là một vài trường hợp cụ thể mà bạn nên tiến hành nhổ răng:
- Một số người có răng dư và những chiếc răng này ngăn chặn các răng khác phát triển thêm.
- Thỉnh Thoảng răng sữa không rụng được để răng vĩnh viễn phát triển thêm.
- Một số người nhổ răng đôi khi cần được nhổ răng nhằm chừa khoảng hở để răng di chuyển đến đúng vị trí.
- Những người xạ trị ở phần đầu và cổ sẽ cần được nhổ đi một số răng đã bị nhiễm khuẩn.
- Những người đang được điều trị ung thư sẽ bị rụng răng do các loại thuốc có thể gây suy giảm hệ thống miễn nhiễm. Răng đã nhiễm khuẩn cũng sẽ cần phải được nhổ đi.
- Một số răng có thể cần phải được nhổ nếu những răng này có nguy cơ bị nhiễm khuẩn sau khi ghép tạng. Những người tham gia ghép nội tạng cũng có nguy cơ nhiễm khuẩn cao và họ phải sử dụng thuốc để kiểm soát hay kích thích hệ thống miễn dịch.
- Răng khôn, còn được gọi là răng hàm thứ ba, cần được nhổ trước hoặc sau khi mọc lên. Răng khôn bắt đầu mọc trong khoảng năm cuối của tuổi trưởng thành hoặc đầu những năm tuổi 20. Răng khôn cần phải phẫu thuật nhổ bỏ nếu răng khôn bị sâu, sưng đau, có mủ hay nhiễm khuẩn. Những chiếc răng này có thể bị mắc kẹt trong hàm (mọc ngầm) và không mọc lên được.
- Tình trạng này sẽ gây kích ứng nướu, làm đau nhức và sưng nướu. Nếu tình trạng tương tự diễn ra thì răng khôn cần phải được nhổ bỏ. Nếu bạn muốn nhổ toàn bộ bốn chiếc răng khôn, thì bạn nên nhổ tất cả bốn cái cùng một lúc.
Xem thêm: 7+ Cách bảo vệ răng miệng hiệu quả giúp răng trắng sáng
Nếu bạn định dùng thuốc tiêm tĩnh mạch có tên khoa học là bisphosphonates để điều trị một bệnh nào đấy thì phải chắc chắn bạn đã hỏi ý kiến của nha sĩ trước khi sử dụng. Nếu cần nhổ răng, bạn nên tiến hành nhổ răng trước khi thực hiện chữa trị bằng thuốc. Nhổ răng sau khi điều trị với thuốc bisphosphonate làm gia tăng nguy cơ thoái hoá xương (xương chết) trong hàm.
Quy trình nhổ răng được tiến hành thế nào?
- Bước 1: Kiểm tra sức khỏe răng miệng
- Bước 2: Xác định nguyên nhân cụ thể của từng bệnh và đưa ra chẩn đoán thích hợp qua siêu âm phim.
- Bước 3: Tiến hành gây mê tại chân răng rồi dùng những dụng cụ nha khoa đã được tiệt trùng sạch sẽ để nhổ răng. Đối Với nhổ răng thông thường thì răng được làm lung lay và lỏng bằng nậy, sau đó tiến hành nhổ ra bằng kìm nha khoa. Bác sĩ sẽ mài và tạo hình lại xương ở phía dưới. Cuối cùng khâu đóng mép lại với chỉ.
- Bước 4: Bệnh nhân súc miệng rồi nhét bông thấm máu
- Bước 5: Tái khám để xác định tình trạng bệnh
Trong những trường hợp nhổ răng thông thường sẽ được tiến hành cùng với một mũi tiêm (thuốc tê tại chỗ) . Đối với một vài trường hợp, bạn cũng sẽ không cần sử dụng thuốc tê mà vẫn thấy không đau. Trong nhổ răng phẫu thuật, bạn sẽ được gây tê tại chỗ, và bạn cũng có thể thực hiện gây mê qua tĩnh mạch (tiêm tĩnh mạch) . Trong một vài trường hợp, bạn cũng sẽ cần được gây mê tại chỗ. Những trường hợp này bao gồm trẻ trẻ em và các bệnh nhân có tình trạng thể chất hoặc tâm lý khác thường.
Nếu bác sĩ áp dụng biện pháp an thần tỉnh, có thể bạn được tiêm thuốc có thêm chất steroid cũng như những loại thuốc tương tự vào trong tĩnh mạch. Những loại thuốc có chứa steroid sẽ giúp giảm sưng và giúp cho bạn không thấy đau đớn sau khi làm thủ thuật.
Trong quá trình nhổ răng, bạn cũng sẽ cảm thấy áp lực trên răng, tuy nhiên không bị đau đớn. Nếu bạn thấy đau đớn hay khó chịu, nên nói với bác sĩ.
Biến chứng gì nếu không nhổ răng?
Biến chứng gì nếu không nhổ răng? Không nhổ răng có bị sao không? Có thực sự cần phải nhổ răng không? Cùng theo dõi một số biến chứng nguy hiểm nếu không nhổ răng dưới đây nhé:
Đối với răng sữa
- Gây hạn chế phát triển răng mới, bị mọc chậm hoặc mọc lệch làm ảnh hưởng thẩm mỹ về sau.
- Gây cản trở, khó khăn đối với việc ăn nhai và sinh hoạt thường ngày của trẻ.
- Gây hóc, sặc khi rụng răng khiến trẻ vô ý nuốt vào đường hô hấp.
- Đối với răng viêm nhiễm và chân răng
- Trường Hợp răng hoặc chân răng không có khả năng điều trị phục hồi thì cần phải nhổ đi.
- Sự tồn tại của chúng gây đau đớn, khó chịu và cản trở sinh hoạt thường ngày của bệnh nhân.
- Gây ức chế hoạt động lành vết thương của những cấu trúc giải phẫu xung quanh và đôi lúc cũng tạo ra tình trạng lây lan viêm nhiễm.
- Gây tổn thương và hỏng các răng xung quanh.
- Gây viêm xoang, viêm xương tuỷ xương, viêm mô tế bào, đặc biệt là nhiễm trùng máu, . ..
- Làm chán ăn, mất ngủ, ảnh hưởng đến sinh hoạt, học hành và công việc.
Đối với răng lệch, sứt, dị dạng, lệch chỗ
- Gây mất thẩm mỹ và hạn chế vệ sinh răng miệng.
- Đau và viêm lợi tại chỗ.
- Đau kéo dài, do viêm mô tế bào dẫn đến hạn chế há miệng và ăn uống nhai có thể sốt, tiêu chảy, suy nhược.
- Ảnh hưởng lên những răng bên kế cận: Sâu răng, viêm lợi, viêm nướu, . ..
- Gây nên các bệnh vùng quanh chóp như viêm tổ chức liên kết, viêm xương hàm, rụng răng, . ..
- Gây các biến chứng ở xa như viêm xoang hàm, viêm nội mạc (Osler) , . ..
- Làm mất ăn, mất ngủ, ảnh hưởng đến sinh hoạt, học hành và công tác.
Xem thêm: Cách làm hết đau khi sâu răng nhanh chóng thực hiện ngay tại nhà
Biến chứng nguy hiểm có thể gặp sau khi nhổ răng?
- Cảm giác đau và tê cứng môi, má sau gây mê.
- Đau, sưng tấy và khó chịu có thể xảy đến trong những ngày đầu tiên.
- Thuốc gây tê còn tác dụng, tình trạng đau sẽ giảm dần sau một vài ngày.
- Khó nuốt, buồn nôn, chảy máu sau một vài giờ, tụ máu tại chỗ tiêm.
- Viêm chân răng gây đau nhức, sốt, sưng, nhiễm khuẩn.
- Phản ứng dị ứng, làm ngất, nhịp tim đập nhanh.
- Thủng xoang hàm, lọt chân răng vào xoang.
- Tổn thương dây thần kinh.
- Vỡ xương chân răng, gãy xương hàm dưới, chấn thương lồi gốc xương hàm trên.
Trên đây là toàn bộ các thông tin về việc nhổ răng là như thế nào? Quy trình nhổ răng sẽ diễn ra làm sao? Khi nào cần thiết phải nhổ răng? Biến chứng gì nếu không nhổ răng? mà BEAMDENTAL muốn gửi tặng bạn bạn. Khi có gặp bất cứ tình trạng răng miệng nào bạn cũng không nên chủ quan mà hãy đến ngay các phòng khám để được tư vấn và hỗ trợ điều trị nhé!
- Nhổ răng khôn và những điều cần lưu ý
- Răng khôn là răng nào? Những dấu hiệu nhận biết răng khôn đang mọc
- Dấu hiệu mọc răng khôn và 5 cách làm giảm đau răng khôn hiệu quả
- Răng khôn là gì? Nên hay không nên nhổ răng khôn
- Chi phí nhổ răng khôn là bao nhiêu tiền?
- Giá nhổ răng khôn hiện nay là bao nhiêu?
- Khi nào nên nhổ răng? Biến chứng gì xảy ra nếu không nhổ răng kịp thời
- Những dấu hiệu mọc răng khôn dễ nhận biết nhất
- Nhổ răng khôn giá bao nhiêu là hợp lý?
- Răng khôn mọc lệch ra má nguy hiểm không? Cách xử lý kịp thời
- Có nên nhổ răng khôn hay không? Những lưu ý cần thiết khi nhổ răng khôn
- Xử lý sưng đau do mọc răng khôn hàm dưới
- Nhổ răng khôn bao nhiêu tiền? Chi phí nhổ răng phụ thuộc vào yếu tố nào?
- Nhổ răng khôn có nguy hiểm không? Những lưu ý cần nắm
- Răng khôn mọc khi nào? Nên làm gì khi phát hiện mọc răng khôn
- Những triệu chứng mọc răng khôn thường gặp nhất
- Cách nhổ răng không đau và những lưu ý cần thiết sau khi nhổ răng
- Nhổ răng khôn bao lâu thì lành? Nên kiêng gì sau khi nhổ răng
- Nhổ răng khôn kiêng gì cho mau lành vết thương
- Mọc răng khôn hàm trên bị đau và cách giải quyết đau răng
- Nhổ răng khôn có đau không? Những điều cần lưu ý khi nhổ răng khôn
- Nhổ răng khôn hết bao nhiêu tiền? Có đắt không?
- Nên nhổ răng khôn ở đâu? Top 10 địa chỉ nhổ răng khôn uy tín tại TPHCM
- Cách giảm đau khi mọc răng khôn