Hướng dẫn cách chăm sóc răng sứ và vệ sinh răng sau khi bọc sứ

cách chăm sóc răng sứ

Hiện nay, hầu hết mọi người muốn làm đẹp răng thù đều quan tâm đến cách bọc răng sứ. Tuy nhiên chỉ bọc răng sứ mà không biết cách chăm sóc thì hàm răng sứ của bạn sẽ không giữ được lâu. Bài viết dưới đây, Beamdental sẽ hướng dẫn cho bạn cách chăm sóc răng sứ và vệ sinh răng sao cho đúng cách.

Vì sao cần chăm sóc răng sứ ?

Bọc răng sứ là kỹ thuật hiện đại để xử lý những trường hợp răng bị gãy, nứt, viêm tuỷ. Mặt khác răng sứ cũng được sử dụng để phục hồi tính thẩm mĩ đối với khách hàng khi hàm răng có những khuyết điểm: Răng quá thưa, răng ngắn, hô, răng bị sứt mẻ bởi ngoại lực, răng ngả màu v.v. 

 Răng sứ có các ưu điểm như tính thẩm mỹ, khả năng ăn nhai, độ chắc. .. Tuy nhiên, răng sứ có tính tự bảo vệ kém hơn răng thực của chúng ta. Do đó, nếu không được quan tâm, chăm sóc, răng sứ cũng gặp những vấn đề tương tự: 

  •  Về sứ: sứ có thể bị vỡ, nứt, đổi màu 
  •  Đối Với nướu: nướu có thể bị viêm, sưng, đỏ, hay đau, chảy máu nướu và hở đường viền. 
  •  Về răng: răng mang sứ bọc bên ngoài nếu không được vệ sinh khớp nhai đúng cách có thể bị chấn thương khớp gây đau nhức, tê, đỏ, và đôi khi bị lệch khớp thái dương hàm. 
  •  Về bệnh răng miệng: men răng và nướu răng sứ cũng sẽ bị phá hủy do vi khuẩn xâm nhập tạo nên viêm nhiễm, sâu răng, viêm tuỷ. .. 
  •  Hôi miệng: Sứ có ưu điểm nổi trội do là chất liệu mềm nên không bị chuyển màu hoặc có mùi qua thời gian dài sử dụng. Thế nhưng, nếu vệ sinh không sạch, phần nướu bị viêm nhiễm hoặc thức ăn dính vào lâu ngày thì vi khuẩn sẽ lưu lại và tạo mùi trong miệng. 
Vì sao cần chăm sóc răng sứ ?
Vì sao cần chăm sóc răng sứ ?

Các cách chăm sóc răng sứ mà bạn cần biết 

Để răng luôn luôn khỏe mạnh và sạch sẽ, bạn cần nằm được các cách chăm sóc răng sứ đúng cách dưới đây:

Vệ sinh răng miệng đúng cách 

Thông thường vài giờ đầu tiên sau khi răng sứ đã gắn lên răng thực, bạn có thể cảm thấy bị tê buốt. Đây là một phản ứng bình thường của cơ thể khi đối diện với một “vật thể lạ” và sẽ biến mất dần dần sau khi bạn đã làm quen với răng sứ. Nếu cảm thấy khó chịu, bạn có thể uống thuốc giảm đau nhằm hạn chế những cơn tê buốt. Sau khi thay răng sứ, bác sĩ sẽ tư vấn chi tiết đến người bệnh cách giữ gìn và vệ sinh răng sau khi gắn sứ tại nhà. 

 Về việc giữ gìn và vệ sinh răng miệng: 

  • Đánh răng hai lần một ngày với bàn chải có lông mịn. 
  • Không đánh răng với lực lớn, theo chiều ngang. 
  • Sử dụng bàn chải đánh răng với hàm lượng fluor thích hợp. 
  • Thay bàn chải đánh răng mới sau mỗi ba tháng. 
  • Sau mỗi bữa ăn nên đánh răng kỹ hơn, đồng thời dùng thêm chỉ nha khoa và nước súc miệng nhằm làm sạch sâu những mảng bẩn và thức ăn dư thừa còn đọng lại trên răng. 
  • Dùng các ngón tay nhẹ vuốt lên nướu nhằm thúc đẩy quá trình tuần hoàn máu quanh viền nướu. 
Vệ sinh răng miệng đúng cách 
Vệ sinh răng miệng đúng cách

Điều chỉnh chế độ ăn uống 

  • Sử dụng lực ăn nhai nhẹ, tránh ăn những loại thực phẩm quá nóng nhằm không làm nứt, vỡ răng sứ. 
  • Không nên dùng các thực phẩm quá cứng hay quá mềm nhằm tránh làm mất tuổi thọ của răng. 
  • Nên ăn đa dạng rau củ quả, đặc biệt những loại thực phẩm có nhiều axit malic như táo, dâu tây. .. 
  • Tránh sử dụng những loại thực phẩm đậm màu như rượu, cà phê. .. chúng có thể làm cho răng sứ bị xỉn màu. 

Không hút thuốc lá 

 Hút thuốc lá là nguyên nhân số một làm men răng bị xỉn vàng, đổi màu. Thành phần nicotin có trong thuốc lá tích tụ lâu ngày trên sẽ sẽ khiến các màu răng bị ố và dễ làm cho bề mặt răng sứ bị xỉn màu. Việc đánh răng mỗi ngày cũng khó có thể loại bỏ hoàn toàn chất nicotin từ thuốc lá. Cũng như sau khi làm răng sứ xong bạn cần giảm bớt thói quen hút thuốc lá. Điều này sẽ giúp răng sứ luôn bền đẹp lâu dài và không ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng cũng như sức khỏe toàn thân. 

Cải thiện việc nghiến răng khi ngủ (nếu có) 

 Với một số người có tật nghiến răng khi ngủ bạn nên tìm cách cải thiện vấn đề này. Bởi vì nghiến răng không chỉ làm cho răng thật bị mài mòn gãy vỡ mà còn ngay bản thân răng sứ chất lượng cao cũng bị sứt mẻ và nứt vỡ. Do đó, việc đến với bác sĩ để khám và dùng dấu hàm giả làm máng chống nghiến đeo bên khi ngủ sẽ góp phần bảo vệ răng sứ trước những tác hại của nghiến răng tạo ra. 

Cải thiện việc nghiến răng khi ngủ (nếu có) 
Cải thiện việc nghiến răng khi ngủ (nếu có)

Chủ động tự định kỳ khám răng sứ 

 Định kỳ khoảng 6 tháng một lần, bạn nên đến nha khoa để bác sĩ khám và chẩn đoán tình trạng của răng sứ. Nếu răng sứ trong quá trình sử dụng xuất hiện những dấu hiệu khác thường như đau và tê buốt răng liên tục, cứng hàm hoặc nút vỡ. Bệnh nhân cần đến ngay nha khoa để bác sĩ khám và có cách điều trị phù hợp. 

Bài viết trên Beamdental đã cung cấp cho bạn những thông tin hữu ích về cách chăm sóc răng sứ và vệ sinh răng sao cho đúng cách. Bạn hãy đọc kỹ và làm theo để có được một hàm răng đẹp và sử dụng lâu nhé. Nếu bạn thấy bài viết trên hay thì hãy cho bài viết chúng mình một like, một comment để tạo động lực cho chúng mình nhé.

 

Rate this post