Hôi miệng dạ dày – Nguyên nhân và 1 vài cách khắc phục

Hoi mieng tu da day 3

Hôi miệng dạ dày là hiện tượng hơi thở có mùi khó chịu do các bệnh lý dạ dày, không liên quan đến vấn đề răng miệng. Mùi thức ăn tiêu hóa trong dạ dày sẽ lan tỏa lên miệng gây ra hôi miệng. 

Trạng thái này không gây nguy hiểm trực tiếp cho người bệnh, nhưng lại gây phiền toái và rắc rối. Nó có thể gây mất tự tin trong giao tiếp và làm việc, thậm chí dẫn đến cảm giác tự ti và tách biệt xã hội. 

Đối với sức khỏe, hôi miệng do dạ dày ảnh hưởng tiêu cực đến quá trình ăn uống, gây mất ngon miệng và ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống.Hãy Cùng Bedental tìm hiểu xem Hôi miệng dạ dày là gì ? Nguyên nhân gây hôi miệng từ dạ dày , dầu hiệu nhận biết và Cách chữa hôi miệng từ dạ dày trong bài viết sau đây.

1. Định nghĩa về hôi miệng dạ dày là gì?

Hôi miệng dạ dày
Hôi miệng dạ dày là gì ?

Hôi miệng dạ dày là gì?Hôi miệng dạ dày là tình trạng khi hơi thở mang mùi khó chịu, mùi hôi, do những vấn đề về sức khỏe của dạ dày. Các ví dụ như bệnh hở van dạ dày, trào ngược dạ dày, viêm loét dạ dày,… Dẫn đến việc mùi của thức ăn đang tiêu hóa trong dạ dày sẽ lan tỏa lên miệng thông qua không khí. Đây chính là nguyên nhân gây ra hôi miệng.

Vấn đề hôi miệng từ dạ dày không phải là tình trạng gây nguy hiểm trực tiếp cho sức khỏe của người bệnh. Tuy nhiên, nó gây ra nhiều phiền toái và rắc rối. Điển hình là gây “mất điểm” trong quá trình giao tiếp và làm việc. 

CẮT THẮNG LƯỠI Ở NGƯỜI LỚN – Cắt thắng lưỡi ở người lớn được thực hiện như thế nào ?

Nếu không được điều trị kịp thời, hôi miệng từ dạ dày có thể làm tăng cảm giác tự ti và ngại giao tiếp, dẫn đến sự hướng nội ngày càng tồi tệ. Đối với sức khỏe, hôi miệng do dạ dày ảnh hưởng tiêu cực đến quá trình ăn uống. Người bệnh sẽ không có cảm giác ngon miệng và chất lượng cuộc sống sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng.

Nguyên nhân gây hôi miệng từ dạ dày

Dưới đây là những nguyên nhân gây hôi miệng từ dạ dày phổ biến:

Hôi miệng do trào ngược dạ dày thực quản (GERD)

Khi bị trào ngược dạ dày, dịch vị bị đẩy lên thực quản, khiến niêm mạc thực quản tổn thương. Từ đó, tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển trong môi trường axit, dẫn đến hôi miệng. Bạn có thể nhận biết hôi miệng từ dạ dày nếu thường xuyên bị ợ chua, ợ hơi.

Hôi miệng do loét dạ dày do vi khuẩn HP

Chứng hôi miệng trong trường hợp loét dạ dày thường được kết luận do các vi khuẩn Helicobacter Pylori (Vi khuẩn HP) gây ra. Vi khuẩn HP thường tồn tại bên dưới lớp niêm mạc dạ dày và gây ra các vết loét dạ dày. Khi đó, dạ dày bị viêm do khuẩn HP sẽ tạo ra khí dimetin sunfua, sunfua và metin mecaptan gây ra mùi hôi khó chịu.

Hôi miệng do hở van dạ dày

Van dạ dày ở người bình thường luôn trong trạng thái đóng chặt và chỉ mở ra khi ăn uống. Tuy nhiên, khi bệnh nhân mắc bệnh lý hở van dạ dày, van này sẽ luôn mở ra khiến dịch vị, mùi thức ăn bị trào ngược lên thực quản, cuống họng gây ra tình trạng hôi miệng.

Cắt lợi bao nhiêu tiền ?

Hoi mieng da day 2
Nguyên nhân gây hôi miệng từ dạ dày

Hôi miệng chế độ ăn uống không lành mạnh

Hôi miệng từ dạ dày có thể xuất phát từ chế độ ăn uống không lành mạnh của bạn. Khi bạn ăn những thức ăn gây hôi miệng, có tính axit, cay nóng, nhiều dầu mỡ hoặc chứa nhiều đường dẫn đến kích thích dạ dày. Từ đó, gây ra tình trạng trào ngược dạ dày thực quản hoặc vấn đề tiêu hóa khác dẫn đến hôi miệng “

Dấu hiệu nhận biết hôi miệng từ dạ dày

Dưới đây là các dấu hiệu nhận biết hôi miệng từ dạ dày: 

  • Khi sau khi đánh răng bạn cảm thấy có mùi hôi miệng khó chịu xuất hiện thường xuyên, liên tục và không mất đi sau khi đã vệ sinh răng miệng kỹ lưỡng, có thể là dấu hiệu của hôi miệng từ dạ dày. 
  • Lưỡi trắng cũng là một dấu hiệu giúp bạn dễ nhận biết chứng hôi miệng từ dạ dày. Khi dạ dày trào ngược, axit dịch vị có thể trào ngược lên thực quản và gây kích ứng niêm mạc miệng, làm cho lưỡi xuất hiện nhiều cặn trắng. 
  • Nếu bạn gặp các vấn đề bệnh lý về dạ dày như ợ nóng, ợ chua, trào ngược dạ dày, nôn ói,… thì có thể đây là dấu hiệu bạn đang mắc chứng hôi miệng từ dạ dày.

Xem Tướng người cười hở lợi sướng hay khổ ? Tốt hay xấu ?

Cách khắc phục, chữa trị hôi miệng dạ dày dứt điểm từ bên trong

Hôi miệng có thể khiến bạn tự ti trong giao tiếp hàng ngày và ảnh hưởng đến việc học tập, làm việc và sinh hoạt. Ngoài ra, hơi thở có mùi cũng có thể là dấu hiệu của một số bệnh lý nguy hiểm. Vì vậy, việc tìm cách chữa trị hôi miệng từ dạ dày sớm là cần thiết để có hơi thở thơm mát và hạn chế các biến chứng của bệnh lý dạ dày.

Hoi mieng tu da day 3
Cách chữa hôi miệng từ dạ dày

Cách chữa hôi miệng từ dạ dày

Cách chữa hôi miệng từ dạ dày là gì ? Đối với các trường hợp loét dạ dày, trào ngược dạ dày và hở van dạ dày, bạn nên đến các cơ sở y tế để được khám và điều trị. Tùy thuộc vào từng trường hợp, bác sĩ sẽ kê đơn thuốc điều trị phù hợp. Dưới đây là một số nhóm thuốc thường được sử dụng để điều trị hôi miệng từ dạ dày:

  • Thuốc ức chế bơm proton: Có tác dụng giảm nồng độ axit dạ dày bằng cách ức chế hoạt động của các thụ thể tạo axit trong niêm mạc dạ dày. Các loại thuốc trong nhóm này bao gồm Omeprazol, Lansoprazol, Esomeprazol, Pantoprazole và Rabeprazole.
  • Thuốc kháng Histamin H2: Có tác dụng ức chế Histamin tại thụ thể H2 ở viền dạ dày, từ đó giảm quá trình tiết axit và dịch vị dạ dày. Các loại thuốc kháng histamin H2 bao gồm Cimetidin, Ranitidin, Famotidine và Nizatidine.
  • Thuốc trung hòa axit dịch vị: Gồm thuốc hấp thụ được như Natri bicarbonate, canxi cacbonat và thuốc không hấp thụ được như nhôm hoặc magie hydroxit.
  • Prostaglandins: Có tác dụng ức chế bài tiết axit bằng cơ chế giảm sự hình thành AMP vòng và tăng cường khả năng bảo vệ niêm mạc dạ dày.
  • Sucralfate: Là một loại phức hợp sucrose-nhôm, có tác dụng tạo thành một lớp bảo vệ khu vực bị viêm trong dạ dày khỏi axit, pepsin và muối mật.

Lưu ý: Trước khi sử dụng thuốc, bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ để tránh tác dụng phụ đến sức khỏe của bạn.

Trị hôi miệng dạ dày bằng thảo dược tại nhà

Đối với các trường hợp hôi miệng từ dạ dày ở tình trạng nhẹ, có thể áp dụng các phương pháp điều trị tại nhà để cải thiện tình trạng hôi miệng:

  • Sử dụng gừng tươi: Gừng có mùi thơm và chứa các chất chống oxy hóa, kháng khuẩn, chống viêm, giúp tiêu diệt vi khuẩn gây hôi miệng. Bạn có thể sử dụng nước gừng hoặc nhai gừng tươi để có hơi thở thơm tho.
  • Sử dụng lá bạc hà: Lá bạc hà chứa nhiều tinh dầu thơm, chỉ cần nhai vài lá bạc hà tươi rồi súc miệng để cải thiện tình trạng hôi miệng.
  • Sử dụng chanh tươi: Chan trong chanh chứa nhiều vitamin C và axit citric có khả năng diệt khuẩn và giảm mùi hôi hiệu quả. Bạn có thể súc miệng bằng nước cốt chanh hoặc uống nước chanh 4-5 lần/tuần.
  • Nhai kẹo cao su: Kẹo cao su giúp kích thích sản xuất nước bọt, loại bỏ vi khuẩn và thức ăn thừa trong khoang miệng. Tuy nhiên, theo Hiệp hội Nha khoa Hoa Kỳ, nhai kẹo cao su không đường chỉ làm hết mùi hôi miệng trong một thời gian ngắn và không phải là phương pháp điều trị hôi miệng từ dạ dày triệt để.

Các loại niềng răng

Thay đổi thói quen sinh hoạt để khắc phục hôi miệng từ dạ dày

Dưới đây là một số thói quen có thể giúp cải thiện tình trạng hôi miệng từ dạ dày:

  • Vệ sinh răng miệng thường xuyên, đặc biệt là sau mỗi bữa ăn, để loại bỏ mảng bám và thức ăn thừa trong khoang miệng.
  • Sử dụng chỉ nha khoa và nước súc miệng sau khi ăn để làm sạch kẽ răng và giữ cho miệng luôn sạch sẽ.
  • Uống ít nhất 2 lít nước mỗi ngày để hỗ trợ sản xuất nước bọt, giúp hạn chế mùi hôi từ miệng.
  • Súc miệng bằng nước muối sinh lý để ngăn ngừa mảng bám, diệt vi khuẩn và giảm tình trạng hơi thở có mùi do trào ngược dạ dày.
  • Hạn chế sử dụng các loại thực phẩm và đồ uống có thể làm tăng nguy cơ trào ngược dạ dày như rượu, bia, cà phê, nước có ga, nước trái cây có hàm lượng axit cao (cam, chanh,…), sôcôla, và thực phẩm cay.
  • Tránh cúi người về phía trước và hoạt động nặng ngay sau khi ăn uống.
  • Tránh nằm ngay sau khi ăn, nên để ít nhất 2 tiếng trôi qua trước khi nằm.
  • Hạn chế hút thuốc lá và tránh giảm cân quá nhanh, cũng như tránh mặc những quần áo quá chật.

Danh rang

Lưu ý: Đây chỉ là những thói quen hỗ trợ, nếu bạn có tình trạng hôi miệng từ dạ dày nghiêm trọng, nên tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn và điều trị phù hợp.

Phòng ngừa hôi miệng từ dạ dày

Mắc cài kim loại tự buộc

Bên cạnh việc sử dụng thuốc, thay đổi thói quen sinh hoạt và chế độ ăn uống cũng rất quan trọng để điều trị hôi miệng từ dạ dày và ngăn ngừa sự tái phát của bệnh.

Vệ sinh răng miệng ít nhất 2 lần/ngày, mỗi lần khoảng 2 phút và đừng quên vệ sinh lưỡi. Đây là biện pháp quan trọng nhất để phòng ngừa hôi miệng tổng thể và hôi miệng từ dạ dày đặc biệt.

Ngoài ra, hãy tăng cường tiêu thụ trái cây, rau xanh và hạn chế ăn các loại thực phẩm cay, thức ăn nhiều mỡ, rượu, bia, nước ngọt có ga,… Hãy chia khẩu phần ăn thành nhiều bữa trong ngày, tránh ăn trước khi đi ngủ ít nhất 2 giờ và tránh nằm ngay sau khi ăn. Uống đủ 2 lít nước mỗi ngày cũng giúp giảm nguy cơ trào ngược dạ dày bằng cách làm loãng dịch vị.

Lưu ý: Đây chỉ là những thay đổi đơn giản trong lối sống và chế độ ăn uống. Nếu tình trạng hôi miệng từ dạ dày của bạn nghiêm trọng, nên tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn và điều trị phù hợp.

BEAMDENTAL – HỆ THỐNG NHA KHOA TIÊU CHUẨN HÀNG ĐẦU

CHI NHÁNH HÀ NỘI

 

CS1: 7B Thi Sách, Ngô Thì Nhậm, Hai Bà Trưng, Hà Nội - 0934.61.9090

 

CS2: 98C Chiến Thắng, Văn Quán, Hà Đông - 0934.61.9090

 

CHI NHÁNH TP.HỒ CHÍ MINH (HCM)

 

56 Nguyễn Đình Chiểu, Đa Kao, Quận 1, Tp.Hồ Chí Minh - 0766.00.8080

 

GIỜ HOẠT ĐỘNG:

 

09h00 – 21h00. Tất cả các ngày trong tuần

  Link web: beamdental.com.vn

Rate this post