3 phương pháp làm răng giả phổ biến hiện nay

nhung dieu can luu y khi lam cau rang su 2 2 1

Làm răng giả là giải pháp tuyệt vời để ngăn ngừa vùng xương chân răng bị tiêu biến do mất răng trong thời gian dài. Vậy làm răng giả là gì? Khi nào thì cần làm răng giả? Hy vọng bài viết dưới đây sẽ giải đáp những thắc mắc của bạn .

 Làm răng giả là gì?

 Làm răng giả hay trồng răng giả là việc thay thế chiếc răng thật đã bị hư hỏng, không khắc phục được hoặc bị mất răng bởi các phương pháp nha khoa. Phương pháp này sẽ giúp bạn lấp đầy khoảng trống của răng bằng một chiếc răng giả. Giúp bạn dễ dàng hơn trong việc ăn uống, thoải mái hơn khi nói chuyện trong công việc hàng ngày. 

Làm răng giả là gì?
Làm răng giả là gì?

 Khi nào nên làm răng giả? 

 Nếu răng của bạn mắc vào những trường hợp sau đây bạn nên tiến hành việc trồng răng ngay: 

  •  Bị mất một hoặc nhiều răng 
  •  Răng bị thưa nhiều hoặc có kẽ hở rộng làm cản trở đến việc ăn nhai và không bảo đảm tính thẩm mỹ gương mặt .
  •  Răng bị sứt mẻ, mất một nửa hoặc bị nhiễm màu nặng 
  •  Răng bị sâu nặng không chữa trị được bởi những biện pháp nha khoa khác 

 Bên cạnh đó bạn cần chú ý những trường hợp không nên răng giả sau:  

  •  Ở độ tuổi dưới 16 
  •  Phụ nữ đang trong quá trình mang thai 
  •  Người bị các bệnh mãn tính như tim mạch bẩm sinh, ung thư máu, máu không đông hoặc do rối loạn thần kinh 
  •  Người đang nghiện hút thuốc lá nặng 
 Khi nào nên làm răng giả? 
Khi nào nên làm răng giả?

Làm răng giả trong bao lâu thì có thể ăn bình thường? 

 Trồng răng giả trong bao lâu để có thể ăn được bình thường là thắc mắc chung của khá nhiều người. Với sự tiến bộ vượt bậc của khoa học công nghệ, răng giả được hoàn thiện có độ dày tương đương răng thực, không làm tổn hại đến mô nướu và phục hồi chức năng ăn uống nhai hết sức dễ dàng. 

 Theo một số bác sĩ cho rằng, sau khi làm giả khoảng từ 24 – 48 tiếng là bạn đã có thể ăn nhai lại được. Tuy nhiên, trong thời gian khoảng 30 phút đầu để cho răng có độ ổn định tốt và tương thích với khoang miệng thì bạn cần nghỉ ngơi, hạn chế ăn uống. Cũng vì thế bạn cần chú ý có chế độ ăn phù hợp, nên dùng thực phẩm mềm và dễ nhai, không sử dụng thực phẩm quá lạnh, nóng hoặc cứng bởi nó sẽ gây đứt gãy liên kết giữa răng giả và cùi răng trụ. 

Làm răng giả trong bao lâu thì có thể ăn bình thường? 
Làm răng giả trong bao lâu thì có thể ăn bình thường?

 Làm răng giả có đau không? 

Nếu bạn đang phân vân không biết làm răng giả có đau không thì cứ an tâm là không quá đau. Các biện pháp làm răng giả như đều có những kỹ thuật giúp giảm đau nhức hiệu quả và an toàn tuyệt đối cho người bệnh. Bạn không cần phải lo đến việc khó chịu hay đau sau khi làm răng 

 Làm răng giả có đau không? 
Làm răng giả có đau không?

Có những phương pháp trồng răng giả nào? 

 Hàm giả tháo lắp 

 Đây là phương pháp phục hình răng có thể sử dụng đối với trường hợp bệnh nhân mất nhiều răng hay toàn bộ răng. Hàm được lắp có cấu tạo như nền hàm hoặc một khung hàm giả bọc nhựa. Chúng có chức năng nâng đỡ răng giả bằng nhựa hay sứ ở trên. Bác sĩ sẽ cố định hàm bằng những móc cài kim loại được gắn trực tiếp khung làm lên các răng kế cận. 

 Hàm giả thường gồm có 2 loại là hàm giả bán phần và hàm giả toàn phần. 

  •  Hàm giả bán phần: Có cấu tạo là một khung kim loại bằng vật liệu titan, hai bên có những mối nối để cố định hàm và trên nền răng sẽ có răng nhựa hay răng sứ. 
  •  Hàm giả toàn phần: Nền được cấu tạo từ Acrylic có màu hồng nhạt trông tương tự với màu thật của nướu. Hàm được sử dụng cho những đối tượng đã rụng hoàn toàn răng và người lớn tuổi. 

 Ưu điểm: 

  •  Chi phí rẻ. 
  •  Chất liệu hàm an toàn với sức khỏe, không gây kích ứng nướu hay tạo nên phản ứng phụ. 
  •  Dễ dàng tháo ra gắn vào. 
  •  Đảm bảo chức năng ăn nhai y như bình thường. 

 Khuyết điểm: 

  •  Dễ làm rơi, tuột ra, ăn nhai hoặc nói chuyện vướng víu sau khi dùng 1 thời gian 
  • Móc của hàm giả bán phần rất dễ bị rơi ra ngoài khi nhai hoặc khi nói gây ảnh hưởng tới thẩm mỹ 
  •  Răng dễ vỡ hoặc biến dạng khi dùng đồ ăn cứng. 
  •  Sau khi dùng một thời gian dài dịch miệng ngấm vào hàm giả sẽ tạo nên hơi thở khó chịu 
  •  Sử dụng lâu ngày sẽ tác động trực tiếp trên nướu nơi mất răng làm sưng nướu và kích ứng. 
  •  Bất tiện vì phải vệ sinh sau mỗi bữa ăn và trước khi đi ngủ. 
  •  Không ngăn chặn được tình trạng tiêu xương hàm vì răng giả chỉ có vai trò làm thân răng phía trên chứ không thể thay các chân răng ở dưới. Lúc này da mặt sẽ bị lão hóa, chảy xệ và nhăn. 
  •  Hàm giả tháo lắp có tuổi thọ ngắn, sau 3 – 5 năm sẽ phải làm lại lần nữa. 
 Hàm giả tháo lắp 
Hàm giả tháo lắp
 

Cầu răng sứ 

 Cầu răng sứ là phương pháp trồng răng giả cố định để thay một hoặc nhiều răng đã bị mất. Bác sĩ sẽ mài 2 răng thật kế cận răng bị mất để tạo trụ đỡ trên dãy cầu sứ. Dãy cầu sứ này gồm có nhiều răng sứ được làm dính liền nhau sau và gắn cố định trên 2 trụ răng thật. 

 Khi thực hiện cầu răng sứ bác sĩ sẽ đo tỷ lệ răng cần mài một cách cẩn thận nhằm đảm bảo răng được mài đủ và tránh bào mòn men răng gây tổn thương tuỷ răng. Để tạo mẫu răng phù hợp nhất người thợ sẽ sử dụng dấu hàm của người trồng răng. 

 Ưu điểm: 

  •  Tính thẩm mỹ cao. 
  •  Chức năng ăn nhai tốt hơn hàm giả tháo lắp. 
  •  An toàn cho cơ thể của người bệnh. 

 Nhược điểm: 

  •  Nếu răng bị mất là răng cửa, răng nanh và răng hàm trong thì sẽ rất khó đối với việc thực hiện. 
  •  Phương pháp này cần phải mài mòn răng kế cận vì sẽ làm xâm lấn răng, nếu thực hiện không cẩn thận sẽ làm tổn hại tuỷ răng và mòn men răng. 
  •  Không ngăn chặn được việc tiêu xương hàm vì chủ yếu phục hình được thân răng trên chứ không có chân răng. 
  •  Qua 1 thời gian trụ răng hai bên sẽ bị suy yếu lúc này cần thiết phải phục hình lại răng bằng phương pháp khác. 
  •  Tuổi thọ răng trung bình là khoảng 7 – 10 năm. 
  •  Chi phí cao nhưng không bền, cần làm lại nhiều lần. 
Cầu răng sứ 
Cầu răng sứ

Trồng răng Implant 

 Trồng răng implant là phương pháp làm răng giả tiên tiến nhất hiện nay. Phương pháp này giúp khôi phục chức năng ăn nhai và thẩm mỹ giống như răng thật. Bác sĩ sẽ tiến hành đặt trụ chân răng nhân tạo bằng titanium vào bên trong của xương hàm. Sau khi cấy ghép xong trụ thì tế bào xương sẽ tích hợp vào mặt ngoài của implant và tạo ra độ bám chắc chắn cho các răng nhân tạo ở bên trên. 

 Răng implant gồm có 3 phần chính là: 

  •  Trụ implant được làm từ titanium có tính cơ học cao, an toàn và tương thích tuyệt đối với cơ thể. Ngoài ra trụ còn nhanh chóng tích hợp xương để rút ngắn thời gian điều trị một cách tối ưu. 
  •  Khớp nối abutment: làm từ kim loại và gồm có 2 đầu nối liền với trụ implant và mão răng sứ. Bác sĩ sẽ tiến hành lắp abutment vào trụ implant khi trụ đã có tích hợp vững chắc với xương. 
  •  Mão răng: Được thiết kế có lõi rỗng bên trong và đặt khít với phần trên của khớp nối abutment. Mão răng sẽ được làm từ các vật liệu khác nhau từ sứ, titan, . .. 

 Ưu điểm: 

  •  Ngăn chặn việc tiêu xương hàm và lão hóa răng 
  •  Thẩm mỹ tối đa, răng sau khi cấy ghép có màu giống răng thật 
  •  Áp dụng với tất cả các trường hợp bị mất răng 
  •  Không cần phải mài mòn 2 răng bên cạnh như lắp cầu răng sứ, giảm nguy cơ bị mất thêm răng 
  •  Hạn chế tối đa bệnh về răng miệng 
  •  Độ bền tốt và có thể ăn nhai như răng bình thường 
  •  Tuổi thọ răng cao, có thể tới 20 năm và thậm chí trọn đời nếu biết cách bảo vệ tốt. 

 Nhược điểm: 

  •  Chi phí cao 
  •  Thời gian điều trị lâu hơn làm cầu răng sứ 
Trồng răng Implant 
Trồng răng Implant

 

Trên đây là những điều cần biết trước khi làm răng giả. Hy vọng với những kiến thức này  sẽ giúp bạn lựa chọn được phương pháp trồng răng phù hợp nhất với mình. Nếu bạn đang thắc mắc hay quan tâm đến việc trồng răng giả thì nhanh chóng liên hệ với nha khoa Beamdental để nhận được sự hỗ trợ và tư vấn kịp thời từ các bác sĩ nhé!

 

Rate this post