Răng giả bị rơi ra, gãy, vỡ – Nguyên nhân và cách khắc phục hiệu quả

20230215 Giai dap ham rang gia thao lap la gi va mot so luu y kem theo

Trồng răng giả là phương pháp phục hình răng phổ biến, được nhiều người lựa chọn sau khi mất răng nhằm cải thiện những khuyết điểm về răng miệng và đem lại nụ cười tự tin, rạng rỡ, tỏa sáng. Đặc biệt, với mong muốn có một hàm răng trắng sáng, đều đẹp thì phương pháp phục hình thẩm mỹ răng sứ đã không còn quá xa lạ với nhiều người. Tuy nhiên, một số trường hợp sau khi trồng răng giả bị rơi ra

Điều này đã gây nên những bất tiện cho không ít người gặp phải vì răng giả bị rơi ra khi đang ăn nhai hoặc nói chuyện. Vậy nguyên nhân và cách khắc phục tình trạng răng giả bị rơi ra là gì? BeamDental sẽ cung cấp một số thông tin để bạn có thể hiểu rõ hơn về vấn đề này qua bài viết dưới đây nhé!

Nguyên nhân răng giả bị rơi ra, gãy, vỡ

Trường hợp của răng sứ

Răng sứ có cấu tạo gồm răng phía trong (được làm từ kim loại hoặc sứ) và lớp phủ bằng sứ bên ngoài. Lớp phủ sứ bên ngoài răng là một loại sứ , có khả năng ăn nhai thông thường chứ không thể chống chịu được lực va đập mạnh hoặc các hoạt động như cắn mạnh, va động mạnh,… Do đó răng sứ bị rơi ra, gãy, vỡ có thể là do những nguyên nhân như sau (bao gồm cả nguyên nhân chủ quan lẫn nguyên nhân khách quan

Nguyên nhân chủ quan

Do tay nghề của bác sĩ thực hiện không vững có thể khiến cho độ bền của răng sứ không được đảm bảo, dễ bị hở, rơi ra. Muốn hàm răng giả có tính thẩm mỹ toàn diện và khả năng nhai ổn định thì quy trình làm cầu răng sứ phải được thực hiện một cách cẩn thận. Vì vậy, nếu trong quá trình thực hiện bác sĩ làm sai quy trình, sai kỹ thuật hoặc phạm một số lỗi trong việc mài và chế tác răng sứ sẽ gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng, đặc biệt là răng giả bị rơi ra. Cụ thể:

Một là do ở bước lấy dấu mẫu hàm không tỉ mỉ, chính xác khiến cho mão sứ bị lệch so với trụ răng. Vì vậy, nếu các bác sĩ thực hiện quy trình này không có tay nghề lẫn trình độ chuyên môn cao có thể gây ra nhiều ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe răng miệng của bạn.

Hai là do ở bước gắn mão sứ nếu không đúng với khớp cắn cũng sẽ làm cho răng sứ bị lệch. Nên nhớ rằng vết cắn của chúng ta rất mạnh, không đơn giản chỉ là một chuyển động lên xuống. Trong quá trình bạn ăn nhai, răng của bạn sẽ tạo ra một chuyển động nghiền tròn, và khi đó lực tạo ra có thể nghiền nhỏ thức ăn. Vì vậy, cần đặt răng giả đúng vị trí để tránh tình trạng răng giả bị rơi ra, đồng thời tăng khả năng chịu lực tối ưu.

Nguyên nhân răng giả bị rơi ra
Nguyên nhân răng giả bị rơi ra

Ba là như đã đề cập ở trên, kỹ thuật mài răng sứ nếu không được thực hiện một cách cẩn thận và chính xác có thể làm cho mão răng sứ không khớp với hai trụ răng thật, từ đó làm cho răng giả bị rơi ra.

Bốn là do trụ răng mài không khớp với tỉ lệ đã được tính toán trước đó, hay bề mặt cùi răng không nhẵn bóng, bằng phẳng, còn gồ ghề khiến cho cầu răng bị lệch. Điều này khiến cho trong quá trình ăn nhai dễ làm răng giả bị rơi ra.

Xem thêm: Nhổ răng khôn kiêng gì cho mau lành vết thương

Những việc làm này trong trường hợp nhẹ có thể làm hở cầu răng, còn trường hợp nặng hơn có thể khiến nhịp cầu lung lay, làm cho răng giả bị nhức nhiều ngày. Nghiêm trọng nhất đó là làm tổn thương mô nướu, từ đó phát sinh nhiều bệnh lý liên quan đến răng miệng. Vì vậy, bạn nên dành thời gian tìm hiểu thật kỹ về các cơ sở nha khoa uy tín có đội ngũ bác sĩ lành nghề như BeamDental để thực hiện làm cầu răng sứ đạt hiệu quả cao.

Nguyên nhân khách quan

Một là do răng sứ bị va đập hoặc chịu lực tác động mạnh từ bên ngoài khiến răng giả bị rơi ra và ảnh hưởng đến các răng liền kề.

Hai là do lớp xi măng nha khoa được tạo nên trong quá trình liên kết giữa răng sứ và cùi răng thật bị phá vỡ. Điều này khiến cho răng giả bị rơi ra và nó xảy ra là do hàm răng giả đã được sử dụng trong một khoảng thời gian dài mà chưa được thay mới, hoặc do trong quá trình ăn uống hay nói chuyện các acid trong răng miệng tấn công vào làm cho răng bị oxy hóa, xỉn màu và răng giả bị vỡ.

Ba là do trụ răng của bạn vốn dĩ đã yếu hoặc mắc phải các bệnh lý như sâu răng, viêm nha chu, viêm tủy,… nên không thể giữ vững mão răng sứ.

Bốn là nếu cầu răng sứ đã được gắn cứng thì sẽ không bị lệch khỏi trụ răng nữa. Và như vậy trong quá trình ăn nhai bạn vẫn có thể sử dụng một số loại thực phẩm cứng, dai như bình thường. Tuy nhiên, vẫn có nhiều trường hợp răng giả bị rơi ra, gãy, vỡ do cắn những thực phẩm cứng như xương ống, đá, vỏ hạt óc chó, càng cua hoặc nạy nắp chai,…

Nguyên nhân răng giả bị rơi ra
Nguyên nhân răng giả bị rơi ra

Năm là do thói quen khi ngủ của bạn thường hay nghiến răng cũng sẽ khiến cho răng giả bị vỡ.

Trường hợp của hàm giả tháo lắp

Cấu tạo của hàm giả tháo lắp gồm 2 phần: (1) là các răng giả được làm bằng nhựa hoặc sứ thay thế vùng răng đã mất gắn trên (2) là nền hàm hoặc khung hàm tháo lắp đóng vai trò làm lợi giả được làm bằng nhựa dẻo có màu hồng tương tự với màu của lợi thật. Đôi khi chúng được nối với nhau bằng khung kim loại và một móc nối với răng. Tương tự với trường hợp của răng sứ, cũng có nhiều nguyên nhân chủ quan lẫn nguyên nhân khách quan gây nên tình trạng răng giả bị rơi. Sau đây BeamDental sẽ đề cập đến một số nguyên nhân chính:

Nguyên nhân chủ quan

Một là do kỹ thuật tay nghề bác sĩ thực hiện phương pháp phục hình hàm giả tháo lắp không tốt. Hàm giả được chế tác không cẩn trọng và chính xác theo tỉ lệ nên khiến cho răng giả bị rơi ra.

Hai là do bạn sử dụng lực ăn nhai, cắn xé quá nhanh, mạnh để ăn thức ăn quá dai hoặc quá cứng khiến hàm và răng giả bị rơi ra khỏi răng thật.

Ba là do bạn không tuân theo hướng dẫn chăm sóc răng miệng của nha sĩ. Điều này đã tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập vào răng miệng của bạn, gây ra các bệnh lý làm cho hàm răng giả bị rơi ra, gãy, vỡ.

Xem thêm: Nhổ răng khôn kiêng gì cho mau lành vết thương

Nguyên nhân khách quan

Một là do va chạm mạnh hoặc do được vệ sinh trong nước với nhiệt độ cao khiến cho nền hàm nhựa bị biến dạng, không còn khít sát với hàm răng phục hình và nướu. Từ đó làm cho răng giả bị rơi ra, gãy, vỡ.

Hai là do hàm giả tháo lắp không thể ngăn chặn tình trạng tiêu xương hàm nên trong một khoảng thời gian dài phần nướu có thể bị teo lại, co lên cao, để lộ chân răng của trụ răng thật. Đây là cơ hội cho vi khuẩn xâm nhập và tấn công chân răng gây tụt nướu, khiến răng giả bị rơi ra và gây nhức răng giả.

Ba là do trụ răng của bạn vốn dĩ đã yếu hoặc mắc phải các bệnh lý như sâu răng, viêm nha chu, viêm tủy,… nên móc của hàm tháo lắp bị quá tải lực, khiến răng giả bị rơi ra, gãy, vỡ và gây nhức răng giả.

Nguyên nhân răng giả bị rơi ra
Nguyên nhân răng giả bị rơi ra

Cách khắc phục tình trạng răng giả bị rơi

Cách khắc phục tình trạng răng giả bị rơi? Khi phát hiện răng giả bị rơi ra, gãy, vỡ, bạn nên liên hệ với các bác sĩ để tìm cách khắc phục nhanh chóng nhất chứ không nên để lâu. Đối với trường hợp cầu răng sứ bị hở nhẹ các bác sĩ sẽ tiến hành điều chỉnh lại mão răng sứ để nó có độ sát khít cao hơn với trụ răng. 

Mặt khác, nếu cầu răng sứ bị hở nặng và tình trạng không thể cứu vãn được nữa thì các bác sĩ sẽ khắc phục bằng cách thay lại cầu răng mới. Đây cũng là cách tốt nhất, vừa đảm bảo an toàn vừa đảm bảo tính thẩm mỹ và chức năng ăn nhai của răng giả.

Còn đối với trường hợp cầu răng bị lệch do cắn phải thực phẩm hoặc đồ vật quá cứng khiến cho lớp xi măng nha khoa mà liên kết giữa cùi răng và mão răng sứ bị phá hủy, lúc này bạn cần đến ngay phòng khám nha khoa để các bác sĩ gắn lại cầu răng bằng lớp xi măng mới.

Trường hợp răng giả bị rơi ra ngoài nhưng phần chân răng thật của bạn vẫn còn chắc khỏe, lớp phủ sứ còn nguyên vẹn không bị nứt, vỡ thì các bác sĩ hoàn toàn có thể khắc phục được. Đầu tiên họ sẽ làm sạch răng sứ của bạn, sau đó tiến hành vệ sinh răng miệng rồi dùng keo dán gắn cố định răng sứ lại sao cho chắc chắn nhất, và vừa khít với chân răng thật của bạn.

Mặt khác, trường hợp răng sứ đã sử dụng quá lâu (hết tuổi thọ), không tái sử dụng được nữa hoặc do kỹ thuật bọc sứ chưa đúng thì các bác sĩ sẽ tiến hành chế tác lại răng sứ mới và mài lại chân răng thật sao cho khoảng cách giữa răng sứ và răng thật không có kẽ hở, vừa khít nhau. Đồng thời nhằm đảm bảo đúng tiêu chuẩn và kỹ thuật để tránh tình trạng răng giả bị rơi ra.

Xem thêm: Có nên nhổ răng khôn ?

Đối với trường hợp hàm giả tháo lắp bị biến dạng hoặc có hiện tượng răng giả bị rơi ra, gãy, vỡ bạn cần thay lại hàm giả mới càng sớm càng tốt. Ngoài ra, nếu răng giả bị rơi kèm theo những triệu chứng như đau nhức ở vùng nướu hoặc các răng kề cận, bạn nên liên hệ ngay với các bác sĩ để xác định được nguyên nhân và có biện pháp chữa trị kịp thời.

Đặc biệt, bạn sẽ không thể làm lại cầu răng sứ mới đối với trường hợp răng giả không còn khít sát do tình trạng tiêu xương hàm. Vì lúc này xương đã bị tiêu khiến cho gương mặt bị lõm vào, mất cân đối và các răng kế cận cũng đã bị ảnh hưởng. Vậy nên trong trường hợp này, cách tốt nhất để khắc phục tình trạng răng giả bị rơi ra là phục hình lại răng đã mất bằng phương pháp cấy ghép Implant.

Tips chăm sóc răng giả tránh bị rơi ra, gãy, vỡ

Bên cạnh việc chăm sóc hàm giả, hàm răng thật của bạn cũng cần được nghỉ ngơi vào ban đêm. Do đó, đối với hàm giả tháo lắp bạn nên tháo ra rồi ngâm với nước sạch hoặc nước muối sinh lí trước khi đi ngủ. Còn đối với hàm giả cố định thì các bước vệ sinh răng miệng được thực hiện như bình thường, đặc biệt lưu ý nên chăm sóc lợi thường xuyên để hàm luôn được khỏe mạnh, hồng hào và giúp tránh tình trạng răng giả bị rơi ra.

Để sử dụng răng giả được bền chắc và lâu dài hơn, hạn chế xảy ra tình trạng hàm răng giả bị rơi ra, gãy, vỡ, lung lay, lỏng lẻo bạn nên chăm sóc, giữ gìn răng miệng một cách khoa học và kỹ lưỡng theo hướng dẫn của nha sĩ để tránh vi khuẩn lây lan trong khoang miệng gây nhức răng giả. 

Sau đây BeamDental sẽ hướng dẫn các bước vệ sinh răng giả:

Bước 1: Sử dụng bàn chải có lông mềm và nước muối hoặc kem đánh răng phù hợp với men răng giả của bạn để tránh răng giả bị mòn, dễ gãy, vỡ và vệ sinh hàm ít nhất 2 lần/ngày, nhất là sau mỗi bữa ăn. Thao tác vệ sinh phải nhẹ nhàng tránh gây xước hàm và loại bỏ dần những mảng thức ăn thừa bám trên răng. Đặc biệt tránh chải răng theo chiều ngang vì cách làm này có thể gây mòn chân răng, khiến răng yếu, dễ lung lay, dẫn đến răng giả bị rơi ra, gãy, vỡ. Thay vào đó hãy chải răng xoay tròn theo chiều dọc của răng.

Tips chăm sóc răng giả tránh bị rơi ra
Tips chăm sóc răng giả tránh bị rơi ra

Bước 2: Sau khi tháo hàm, ngâm ngay răng giả vào nước pha với giấm theo tỉ lệ 1:1 ít nhất 1 lần/ngày hoặc ngâm với gel chuyên dụng từ 1 đến 2 lần/ngày để bảo quản. Tuyệt đối không ngâm hàm giả vào nước nóng vì sẽ làm cho hàm bị cong và mất hình dáng ban đầu.

Bước 3: Ngâm bàn chải răng giả trong nước clorox 1 lần/tuần

Bước 4: Vệ sinh nướu ít nhất 2 lần/ngày đặc biệt sau khi ăn.

Bước 5: Súc miệng lại với nước súc miệng sau khi tháo hàm.

Một trong những lý do mà BeamDental đặc biệt lưu ý với khách hàng về cách sử dụng răng giả và vệ sinh đúng cách là vì thông thường nền hàm giả khá lỏng lẻo, không khít với nướu. Do đó, nếu bạn không chăm sóc hàm một cách kỹ lưỡng thì sau thời gian dài sử dụng sẽ dễ xảy ra tình trạng răng giả bị rơi ra bên ngoài. Mặt khác, trong quá trình sử dụng cần cầm nắm răng giả một cách nhẹ nhàng, tránh tình trạng va chạm làm răng giả rơi, gãy, vỡ.

Một trong những điều đáng chú trọng trong cách sử dụng răng giả đó là người dùng phải đảm bảo chế độ ăn uống hợp lý để không làm răng giả bị rơi, vỡ, hoặc lỏng lẻo. Đặc biệt không dùng răng để cắn những thực phẩm quá cứng, quá dai, quá dẻo hoặc nạy nắp chai,… sẽ dễ làm tổn hại đến hàm giả và làm chúng dính vào nhau.

Xem thêm bài viết: Giá niềng răng trong suốt bao nhiêu? Chi tiết bảng giá

Ngoài ra, nếu bạn đang có thói quen nghiến răng thì hãy đến gặp bác sĩ ngay. Hoặc nếu bạn làm các công việc liên quan hoặc chơi các môn thể thao vận động mạnh, thường xuyên xảy ra va chạm như bóng đá, bóng chuyền, bóng rổ,… thì bạn nên tham vấn kỹ ý kiến của bác sĩ về cách bảo vệ răng sứ. Cuối cùng phải chắc chắn rằng bạn sẽ thực hiện thăm khám răng định kỳ 6 tháng/1 lần.

Tips chăm sóc răng giả tránh bị rơi ra
Tips chăm sóc răng giả tránh bị rơi ra

Tóm lại, trên đây là các thông tin về nguyên nhân và cách khắc phục răng giả bị rơi ra, gãy, vỡ của BeamDental. Với đội ngũ nha sĩ, nhân viên chăm sóc và tư vấn tận tình các vấn đề về sức khỏe răng miệng mà bạn đang gặp phải, hy vọng rằng đã mang lại những thông tin hữu ích giúp giải đáp được phần nào các thắc mắc của bạn. Hãy đến với Nha Khoa Beamdental để được chia sẻ cụ thể hơn về những vấn đề trên nhé!

BEAMDENTAL – HỆ THỐNG NHA KHOA TIÊU CHUẨN HÀNG ĐẦU

CHI NHÁNH HÀ NỘI

 

CS1: 7B Thi Sách, Ngô Thì Nhậm, Hai Bà Trưng, Hà Nội - 0934.61.9090

 

CS2: 98C Chiến Thắng, Văn Quán, Hà Đông - 0934.61.9090

 

CHI NHÁNH TP.HỒ CHÍ MINH (HCM)

 

56 Nguyễn Đình Chiểu, Đa Kao, Quận 1, Tp.Hồ Chí Minh - 0766.00.8080

 

GIỜ HOẠT ĐỘNG:

 

09h00 – 21h00. Tất cả các ngày trong tuần

  Link web: beamdental.com.vn

Rate this post