5 dấu hiệu răng sứ bị hở và cách khắc phục triệt

Nguyên nhân làm răng sứ bị hở chân răng

Tình trạng răng sứ bị hở sau khi bọc sứ là điều không ai mong muốn. Tuy nhiên, việc nắm được các dấu hiệu răng sứ bị hở sẽ giúp cho cô chú, anh chị  có thể nhanh chóng tìm ra hướng khắc phục. Cùng Beamdental theo dõi chi tiết về tình trạng răng sứ bị hở và cách khắc phục tình trạng này nhé!

Dấu hiệu răng sứ bị hở

Thông thường, tình trạng răng sứ bị hở sẽ được biểu hiện ra bên ngoài như:

Dấu hiệu răng sứ bị hở
Dấu hiệu răng sứ bị hở

Vùng tiếp giáp giữa răng sứ với nướu xuất hiện khe hở

Chỉ cần quan sát bằng mắt thường qua gương hoặc dùng đầu lưỡi sờ vào chân răng thì sẽ dễ dàng cảm nhận thấy vùng tiếp giáp giữa răng sứ và nướu có 1 khe hở. Kẽ hở này tạo điều kiện cho vi khuẩn thâm nhập sâu bên trong răng, gây viêm, đau nhức, có thể gây tổn thương cùi răng và phá huỷ chân răng thật, khiến chiếc răng thật trở nên mỏng hơn, mất chức năng nâng đỡ mão răng và gãy rụng.

Xung quanh chân răng có những vệt đen mờ

Dấu hiệu này xuất hiện khi chúng ta lắp mão sứ kim loại. Khi bọc răng sứ kim loại bị hở sẽ tạo khoảng trống với nướu, thúc đẩy sự oxi hoá và làm đen chân răng. Biểu hiện này rất dễ thấy, Cô Chú, Anh Chị chỉ cần để ý vị trí bọc răng sứ và xung quanh chân răng có các đốm đen mờ hay không là có thể nhận biết được.

Nướu bị tụt làm lộ cùi răng sứ bên trong

Kỹ thuật bọc sứ không được chuẩn xác sẽ tạo ra khe hở khiến cho vi khuẩn dễ thâm nhập vào răng. Sau đó sẽ gây ra tình trạng kích ứng nướu răng dẫn đến tụt nướu. Biểu hiện của tình trạng tụt nướu dễ nhìn thấy là các chân răng bị nhô ra, tụt nướu xuất hiện rõ rệt nhất khi bọc răng sứ bị hở ở đối với răng cửa và răng nanh.

Cảm giác cộm, đau nhức và cảm giác ê buốt khi ăn nhai

Một cách khác nhận biết răng sứ bị hở mà không cần quan sát bằng mắt thường đó là cảm nhận qua việc ăn nhai. Phần cùi răng hở sẽ bị yếu và nhạy cảm nên khi ăn nhai sẽ gây ra tình trạng tê buốt, đau nhức. Bên cạnh đó, việc lắp mão sứ không đúng tỷ lệ làm răng sứ bị lệch và không khít với hàm cũng gây ra cảm giác cộm khi nhai.

Thức ăn dễ giắt vào kẽ chân răng gây hôi miệng, khó chịu

Khi bọc răng sứ sai tỷ lệ sẽ khiến kẽ răng rộng hoặc hẹp đi so với quãng trống bình thường. Khi ăn uống, các mảnh vụn thức ăn như những miếng thịt, cọng rau, . .. sẽ giắt vào kẽ răng gây đau đớn, khó chịu. Tình trạng này thường gặp nhất ở răng hàm và răng nanh, cũng có thể thấy ở răng cửa. Nếu không vệ sinh cẩn thận, kẽ răng sẽ là chỗ trú ngụ lý tưởng cho vi khuẩn gây ra bệnh răng miệng như hôi miệng, viêm sưng nướu, sâu răng, . ..

Nguyên nhân làm răng sứ bị hở chân răng

Tình trạng răng sứ bị hở thường xuất phát từ các nguyên nhân như sau:

  • Bác sĩ thực hiện sai kỹ thuật: Quá trình bọc răng sứ đòi hỏi phải có động tác mài răng chính xác, đúng tỷ lệ. Tuy nhiên, có những bác sĩ chuyên môn kém đã tính toán sai tỷ lệ, mài cùi răng quá mức, làm tổn thương chân răng. Khi chân răng bị tổn thương sẽ dễ gây ra tình trạng tụt nướu và cuối cùng dẫn tới những dấu hiệu răng sứ bị hở;
  • Răng sứ chất lượng kém: Việc sử dụng răng sứ kém chất lượng có thể gây kích ứng với cùi răng và nướu, khiến chúng dễ bị sưng đỏ và nhiễm khuẩn. Lâu ngày, tình trạng sưng viêm trở nên trầm trọng khiến răng sứ bị đẩy lên cao và làm xuất hiện những khe hở. Đồng thời, một số người sử dụng mão sứ kim loại cũng dễ bị hở răng sứ. Nguyên nhân do khung kim loại sau một thời gian sử dụng dễ bị oxy hoá (đặc biệt là răng sứ kim loại thường) , khiến răng sứ bị mài mòn và trượt khỏi trụ răng;
  • Răng sứ chế tác sai kích thước: Nếu bác sĩ có kỹ thuật lấy dấu hàm không chuẩn hoặc dùng phương pháp lấy dấu hàm lỗi thời thì có thể dẫn đến tình trạng làm mão sứ sai lệch về kích thước. Nếu mão sứ lớn hơn cùi răng thì sẽ khiến chúng không khít với nhau và tạo khe hở;
  • Keo dán sứ kém chất lượng: Keo dán sứ đóng vai trò then chốt trong việc duy trì sự vững chắc của răng sứ. Nếu sử dụng keo kém chất lượng hay chỉ dùng rất ít keo thì sau một thời gian ăn nhai răng sứ sẽ bị hở hoặc có thể bị rớt ra ngoài;
  • Vệ sinh răng miệng sai cách: Nếu bạn vệ sinh răng miệng không đúng cách thì có thể gây hở răng sứ. Ví dụ như khi đánh răng dùng lực quá lớn, sử dụng bàn chải lông cứng, vệ sinh răng không đúng kỹ thuật, . .. thì sau một thời gian răng sứ sẽ bị mài mòn và hở nướu.
Nguyên nhân làm răng sứ bị hở chân răng
Nguyên nhân làm răng sứ bị hở chân răng

Tác hại của việc bọc răng sứ bị hở

Bọc răng sứ bị hở sẽ làm mất đi vẻ đẹp của răng và ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ nếu không được khắc phục sớm. Tình trạng bọc hở răng sứ làm gia tăng nguy cơ mất răng thật, gây đau nhức, hôi miệng, làm mất mỹ quan nụ cười và ảnh hưởng đến hệ tiêu hoá.

  • Nguy cơ mất răng thật
  • Gây đau nhức, hôi miệng
  • Làm mất thẩm mỹ nụ cười
  • Ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa
Tác hại của việc bọc răng sứ bị hở
Tác hại của việc bọc răng sứ bị hở

Cách khắc phục triệt để tình trạng bọc răng sứ bị hở

Cách duy nhất để khắc phục triệt để tình trạng răng sứ bị hở chính là tháo ra lắp lại. Có 2 trường hợp khắc phục tuỳ thuộc theo mức độ và nguyên nhân khiến răng sứ bị hở như sau:

  • Trường hợp răng bị chênh, hay hở do kỹ thuật lắp sai thì chỉ cần tháo ra lắp lại và không cần chế tạo răng mới. Nếu răng sứ của Cô Chú, Anh Chị mới lắp không lâu thì có thể quay lại địa chỉ nha sĩ cũ để tiến hành lắp lại.
  • Trường hợp răng sứ bị hở do mão sứ chế tạo sai kích thước thì bắt buộc phải lấy lại dấu răng và tiến hành chế tạo răng mới.

Để tìm hiểu thêm thông tin về dịch vụ làm răng sứ hay các vấn đề răng miệng như răng sứ bị hở,… các bạn có thể liên hệ với nha khoa Beamdental Việt Nam bằng cách gọi Hotline hoặc để lại bình luận sẽ được trả lời một cách nhanh chóng nhất.

Rate this post