Có nên lấy cao răng không? Tất tần tật những thứ cần biết về cạo vôi răng

có nên lấy cao răng

Có nên lấy cao răng không? Đây là câu hỏi được rất nhiều người quan tâm. Sự xuất hiện của cao răng tuy không ảnh hưởng đến sức khỏe nhưng nó lại là yếu tố góp phần làm cho vi khuẩn phát triển và gây nên các bệnh lý về răng miệng. Bài viết sau đây sẽ giải đáp thắc mắc này nhé!

Cao răng là gì? Có nên lấy cao răng không?

Có nên lấy cao răng không? Cao răng còn được gọi là vôi răng, đó là các mảng bám có màu trắng ngà nằm ở giữa chân răng và nướu. Cao răng thường được hình thành từ những vệt bám mỏng tích tụ dần dần cùng với sự phát triển của vi khuẩn. Theo như một số nghiên cứu trong nha khoa thì tỷ lệ vi khuẩn chiếm đến 70% trọng lượng của mảng cao răng và việc đánh răng mỗi ngày chỉ có thể loại bỏ một phần mảng bám mỏng và mềm trên răng. 

Sau một thời gian, hợp chất muối có bên trong tuyến nước bọt và cặn thức ăn còn sót lại sẽ tạo điều kiện làm cho lớp vôi răng trở nên dày, cứng hơn và bám chặt vào chân răng hay cả mép lợi.

Bên cạnh đó, cao răng cũng là là nguyên nhân gây nên đến hiện tượng viêm lợi, chảy máu chân răng và một số biểu hiện bất thường ở răng miệng như hôi miệng, chảy máu chân răng, viêm nha chu, buốt răng…Nếu gặp tình trạng này, bạn nên đến nha khoa vệ sinh và lấy cao răng nhằm ngăn ngừa sự phát triển và loại bỏ hoàn toàn vi khuẩn ẩn náu ở chân răng và nướu

Ngoài ra, cao răng cũng là yếu tố góp phần gây nên tình trạng viêm tủy ngược dòng. Khi đó, vi khuẩn ẩn náu trong cao răng sẽ gây ra một số bệnh lý như viêm amidan, viêm họng, nhiệt miệng… Chính vì vậy, bạn nên đi khám răng theo định kỳ và đảm bảo lấy cao răng ít nhất mỗi năm 1 lần. Việc chủ động lấy cao răng định kỳ sẽ giúp làm giảm thiểu nguy cơ cao răng bám dày và gây viêm nhiễm đến các bộ phận xung quanh.

Cao răng là gì? Có nên lấy cao răng không?
Cao răng là gì? Có nên lấy cao răng không?

Cạo vôi răng có tốt không ?

Cạo vôi răng (scaling) là một quy trình nha khoa được sử dụng để loại bỏ vôi, mảng bám và vi khuẩn tích tụ trên bề mặt răng và dưới nướu. Quá trình này có vô số lợi ích và được xem là một phần quan trọng của chăm sóc răng miệng. Dưới đây là một vài lợi ích của cạo vôi răng:

Ngăn ngừa sâu răng: Vôi và mảng bám tích tụ trên bề mặt răng sẽ tạo cơ hội cho vi khuẩn gây sâu răng phát triển. Bằng cách loại bỏ vôi và mảng bám hoặc cạo vôi răng giúp giảm nguy cơ sâu răng và bảo vệ nướu khỏi chấn thương.

Ngăn ngừa viêm nhiễm nướu: Mảng bám tích tụ dưới nướu sẽ làm viêm nhiễm nướu và viêm nhiễm khoang miệng. Cạo vôi răng giúp loại bỏ mảng bám và giảm nguy cơ viêm nhiễm nướu, giữ cho nướu sạch sẽ và giảm nguy cơ hình thành túi nướu.

Cải thiện hơi thở: Mảng bám và vôi răng làm cho hơi thở trở nên khó chịu. Bằng cách loại bỏ mảng bám và vôi, cạo vôi răng sẽ giúp cải thiện hơi thở và làm giảm chứng hôi miệng.

Cải thiện màu sắc: Vôi và mảng bám sẽ làm men răng trở nên vàng và xỉn màu. Bằng cách loại bỏ vôi và mảng bám, cạo vôi răng giúp làm trắng và mang lại vẻ ngoài rạng rỡ cho nụ cười.

Tuy nhiên, cần nhớ rằng cạo vôi răng cũng là một phần trong chăm sóc răng miệng toàn diện. Để bảo vệ răng miệng tốt nhất bạn cần duy trì một chế độ chăm sóc răng miệng đúng cách, như chải răng thường xuyên, sử dụng bàn chải và sử dụng nước súc miệng. Ngoài ra, nên tham khảo ý kiến của bác sĩ để được hướng dẫn cách đặt lịch cạo vôi

Lấy vôi răng có đau không? 

Có rất nhiều người băn khoăn về việc lấy cao răng có gây đau hoặc để lại những biến chứng gì không? Trên thực tế, lấy cao răng chỉ là các tác động bên ngoài nhằm làm sạch tất cả mảng cao răng và điều này không để lại bất cứ ảnh hưởng xấu nào đến sức khỏe.

Nhưng với những người lần đầu lấy cao răng hoặc răng nhạy cảm, có thể sẽ cảm thấy hơi buốt răng trong quá trình lấy. Tuy nhiên, trình trạng này sẽ tự hết trong vòng 12 – 36 tiếng mà không cần sự can thiệp bằng thuốc.

Bạn cũng không phải cảm thấy hoang mang khi chân răng chảy máu trong quá trình lấy vôi răng. Vì đây chỉ là một biểu hiện bình thường, do lớp cao răng quá dày, bám sâu vào chân răng nên trong lúc lấy sạch vôi sẽ tác động nhẹ đến phần nướu. Ngoài ra, những bạn có răng nhạy cảm sẽ dễ bị chảy máu chân răng khi gặp tác động từ bên ngoài. 

Lấy vôi răng có đau không?
Lấy vôi răng có đau không?

Giá lấy cao răng bao nhiêu?

Đa số các phòng khám nha khoa hay bệnh viện đều có dịch vụ lấy cao răng. Tuy nhiên bạn cần phải tìm hiểu kỹ lưỡng và lựa chọn cho bản thân một địa điểm chất lượng và uy tín. Thực tế thì giá lấy cao răng không cố định và còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như:

  • Độ dày của cao răng: Tùy theo số lượng cao răng ở mỗi người mà bác sĩ sẽ đưa ra một mức giá phù hợp. Với những bạn có vôi răng ít thì chi phí tốn kém cho dịch vụ lấy vôi răng sẽ thấp hơn và với những bạn lần đầu cạo vôi răng với những mảng bám dày, cứng và nhiều thì giá sẽ cao hơn.
  • Dịch vụ và chất lượng trang thiết bị ở mỗi phòng khám hay bệnh viện: Với những địa điểm uy tín và chất lượng phục vụ tốt với trình độ bác sĩ cao kết hợp với công nghệ hiện đại thì giá sẽ cao hơn so với các phòng khám bình thường khác. Tóm lại, chi phí cho mỗi lần lấy cao răng sẽ dao động từ kho 120.000 – 350.000 đồng. 
Giá lấy cao răng bao nhiêu?
Giá lấy cao răng bao nhiêu?

Một số lưu ý sau lấy vôi răng mà bạn nên biết

Sau khi lấy cao răng, mô nướu và men răng khá nhạy cảm, vì vậy nếu không chăm sóc và vệ sinh răng đúng cách, răng miệng sẽ dễ dàng bị vi khuẩn tấn công và để lại mảng bám. Một số lưu ý trong việc chăm sóc răng miệng sau khi lấy cao răng như sau:

  • Không nên ăn những thực phẩm quá nóng hoặc quá lạnh, vì nếu nhiệt độ quá thấp hoặc cao sẽ gây tổn thương đến men răng và khiến răng ê buốt khi ăn uống.
  • Không nên sử dụng bia rượu, các loại thực phẩm sẫm màu, nhiều axit như trà, cà phê, nước ngọt, nước tương, socola…và hút thuốc sau khi lấy cao răng.
  • Nên xây dựng chế độ ăn uống đầy đủ dưỡng chất, nhiều rau củ, trái cây tươi giàu vitamin và khoáng chất. Tránh ăn các loại thức ăn quá mềm và dẻo vì chúng rất dễ bám vào răng và tạo thành cao răng.
  • Mỗi ngày đánh răng 2 lần, một lần vào buổi sáng sau khi ngủ dậy và một lần vào buổi tối trước khi đi ngủ tránh sâu răng.
  • Đánh răng đúng cách. Nên dùng bàn chải răng có lông mềm, lực chải vừa phải và đặt bàn chải theo chiều dọc hoặc xoay tròn. Tránh chải răng theo chiều ngang vì như có thể làm mòn men răng.
  • Sau mỗi bữa ăn nên sử dụng nước muối sinh lý, chỉ nha khoa để loại bỏ các mảng bám còn sót lại.
  • Nên đi khám và lấy cao răng theo định kỳ hoặc sự chỉ định của bác sĩ nha khoa.

 

Sau bài viết trên chắc hẳn đã giải đáp được câu hỏi có nên lấy cao răng hay không? Nếu có bất kỳ thắc mắc nào về việc lấy cao răng hay những vấn đề về răng miệng, bạn có thể liên hệ Nha Khoa BEAMDENTAL để được hỗ trợ kiểm tra ngay nhé!

BEAMDENTAL – HỆ THỐNG NHA KHOA TIÊU CHUẨN HÀNG ĐẦU

CHI NHÁNH HÀ NỘI

 

CS1: 7B Thi Sách, Ngô Thì Nhậm, Hai Bà Trưng, Hà Nội - 0934.61.9090

 

CS2: 98C Chiến Thắng, Văn Quán, Hà Đông - 0934.61.9090

 

CHI NHÁNH TP.HỒ CHÍ MINH (HCM)

 

56 Nguyễn Đình Chiểu, Đa Kao, Quận 1, Tp.Hồ Chí Minh - 0766.00.8080

 

GIỜ HOẠT ĐỘNG:

 

09h00 – 21h00. Tất cả các ngày trong tuần

  Link web: beamdental.com.vn

 

 

Rate this post