Lý do răng bọc sứ bị đau – Nguyên nhân và cách khắc phục

Rất nhiều người gặp phải tình trạng răng bọc sứ bị đau nhức và kéo dài nhiều ngày, gây bất tiện trong ăn uống cũng như vệ sinh. Nếu không tìm ra nguyên nhân và cách khắc phục, sẽ có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đối với sức khỏe răng miệng. Hãy cùng BEAMDENTAL tìm hiểu rõ hơn về vấn đề  này nhé!

Nguyên nhân sau khi bọc răng sứ lại bị ê buốt, đau nhức?

Bọc răng sứ bị ê buốt và đau nhức có thể kéo dài trong 3-5 ngày đầu tiên, điều này là hoàn toàn tự nhiên nên bạn không cần phải lo ngại. Tuy nhiên, nếu tình trạng trên kéo dài và cảm giác đau ngày càng gia tăng, đặc biệt là mỗi khi ăn uống, thì bệnh nhân cần đến trung tâm nha khoa gặp bác sĩ khám ngay.

Nguyên nhân sau khi bọc răng sứ lại bị ê buốt, đau nhức?
Nguyên nhân sau khi bọc răng sứ lại bị ê buốt, đau nhức?

Răng yếu và cơ địa nhạy cảm

Với một số bệnh nhân có cơ địa nhạy cảm và men răng kém, thì việc phải sử dụng răng bọc sứ sẽ dẫn tới tình trạng đau nhức, ê buốt kéo dài hàng tuần sau khi bọc sứ. Sau điều trị, răng có thể tự động thích ứng và cảm giác ê đau sẽ giảm dần.

Nướu chưa kịp thích nghi

Khi bác sĩ gắn mão sứ lên trên cùi răng thật, nướu sẽ trở nên nhạy cảm hơn và có thể xuất hiện tình trạng đau nhức vì chưa kịp thích nghi với môi trường răng miệng.

Bị lệch khớp cắn

Nguyên nhân gây đau nhức có thể là do khớp cắn bị lệch trong quá trình lắp răng sứ. Thao tác nắn chỉnh khớp cắn không đúng kỹ thuật làm răng sứ bị lệch so với răng đối diện hoặc nhô cao hơn bình thường. Điều này gây áp lực cho răng sứ khi ăn nhai và dẫn đến tình trạng vướng cộm, đau khớp thái dương hàm.

Viêm tuỷ nếu không được điều trị

Nếu bệnh nhân bị viêm tủy nhưng bác sĩ không điều trị, hay điều trị chưa dứt điểm mà đã cho bọc sứ thì sẽ khiến vết tuỷ viêm dễ bị nhiễm trùng, vi khuẩn lây lan sâu vào dây thần kinh kích ứng và gây ra các cảm giác đau rát, đôi khi là đau buốt lên đầu.

Chưa điều trị dứt điểm những bệnh lý răng miệng

Các bệnh lý răng miệng như sâu răng, viêm lợi, viêm nướu. .. cũng cần phải điều trị triệt để trước khi thực hiện bọc răng sứ. Nếu không vi khuẩn sẽ tiếp tục xâm nhập sâu vào tuỷ răng và gây ra nhiễm trùng, áp xe thậm chí mất luôn răng thật.

Bác sĩ phục hình sai tỉ lệ

Nếu bác sĩ không có chuyên môn và tay nghề kém, sau khi tiến hành phục hình răng sứ sẽ dễ dàng gây ra nhiều sai sót. Như mài răng sai tỉ lệ, can thiệp quá nhiều vào cấu trúc răng thật hay gắn răng sứ lệch khớp nhai, gây viêm cùi răng ở các răng bên cạnh. Tình trạng đau nhức, ê buốt răng sau khi ghép sứ là không tránh khỏi.

Mắc các bệnh lý răng miệng

Nguyên nhân sau khi bọc răng sứ bị đau còn xuất phát từ các bệnh lý răng miệng như sâu răng, viêm nha chu, viêm nướu. Nếu sâu răng không được điều trị triệt để trước khi bọc sứ sẽ tạo cơ hội cho vi khuẩn sâu răng tấn công mạnh mẽ vào tủy răng, gây viêm tủy và nghiêm trọng hơn là áp xe răng, hỏng răng.

Khi bị viêm nha chu, nướu sẽ có xu hướng tụt khỏi chân răng, khiến răng không thể giữ chắc trên cung hàm. Tình trạng này nếu không phát hiện và điều trị sớm có thể làm răng sứ giảm tuổi thọ hoặc thậm chí là mất luôn răng thật.

Răng sứ kém chất lượng

Các loại răng sứ kém chất lượng, không có nguồn gốc rõ ràng, không bảo đảm được khả năng chịu nhiệt sẽ ảnh hưởng tiêu cực lên cùi răng thật khi dùng nước ấm hay nguội.

Keo nha khoa bị rò rỉ

Nếu thực hiện bọc sứ thẩm mỹ tại những địa chỉ nha khoa không uy tín, không được trang bị máy móc hiện đại thì dễ xuất hiện tình trạng keo nha khoa bị lỏng, rò rỉ. Khi đó, răng sẽ dễ bị ê buốt và thậm chí là còn bị rơi răng sứ ra ngoài.

Thói quen sinh hoạt xấu

Thói quen nghiến răng khi đi ngủ sẽ khiến các răng đối diện tác động mạnh và liên tục lên răng sứ, khiến răng sứ chịu áp lực lớn. Do đó, bệnh nhân sẽ thường cảm thấy răng bị đau và ê vào mỗi khi thức dậy.

Chế độ ăn uống không hợp lý

Bệnh nhân ăn uống rất nhiều đồ cứng dai hay quá khô và lạnh ngay ở những ngày đầu sẽ khiến răng bọc sứ bị đau nhức.

Bên cạnh đó, việc đánh răng không kỹ cũng sẽ tạo điều kiện cho nhiều loại vi khuẩn có cơ hội xâm nhập và phá huỷ răng sứ.

Xem thêm: Trồng răng sứ giá bao nhiêu 1 chiếc?Quy trình bọc răng sứ đúng chuẩn diễn ra  như thế nào?

Răng bọc sứ bị đau nhức thì phải làm gì?

Sau khi bọc răng sứ bị đau nướu thì phải làm sao? Trường hợp sau khi bọc răng sứ bị đau nhức trong 1 – 2 ngày thì đây là hiện tượng thông thường. Bạn có thể làm giảm sự đau nhức tại nhà với những biện pháp dưới đây. Tuy nhiên, nếu tình trạng đau nhức kéo dài dai dẳng thì bạn nên đến nha khoa để khám thêm.

  • Dùng nước muối súc miệng: Nước muối có đặc tính diệt khuẩn cực mạnh, sẽ giúp loại bỏ những loại vi khuẩn gây tổn hại đến răng sứ.
  • Chườm lạnh: Đây là giải pháp tạm thời giúp răng sứ không bị ê buốt, đau nhức. Lưu ý là chườm lạnh vào vùng xung quanh răng sứ chứ không được chườm nóng lên khu vực gắn răng sứ.
  • Uống thuốc giảm đau: bệnh nhân có thể dùng một số dạng thuốc giảm đau sau: ibuprofen, acetaminophen. .., tuy nhiên cần có chỉ định của bác sĩ, nhưng không nên tự mua thuốc về dùng.
  • Dùng hàm đánh răng: nếu ê buốt và đau nhức khi nhổ răng thì bệnh nhân có thể dùng hàm bọc răng, nhằm tránh sự cọ xát của nướu răng với nhau.
Răng bọc sứ bị đau nhức thì phải làm gì?
Răng bọc sứ bị đau nhức thì phải làm gì?

Xem thêm: Bọc răng sứ giá bao nhiêu?

Lưu ý giúp giảm đau sau khi bọc răng sứ 

Sau khi bọc răng sứ, người bệnh sẽ được bác sĩ hướng dẫn về cách vệ sinh, chăm sóc răng miệng cũng như chế độ ăn uống, sinh hoạt hàng ngày. Sau đây là một số vấn đề mà bệnh nhân nên lưu ý:

  • Đánh răng ít nhất 2 lần/ngày bằng loại bàn chải có lông mềm, thao tác đánh răng nhẹ nhàng để loại bỏ mảng bám trên răng, ngăn ngừa tình trạng răng miệng.
  • Kết hợp sử dụng chỉ nha khoa và nước súc miệng để vệ sinh răng miệng, giúp tăng hiệu quả làm sạch.
  • Trong thời gian đầu bọc răng sứ, người bệnh nên tránh ăn các loại đồ ăn nóng, lạnh, cứng, dai, chứa nhiều acid,… Nên ưu tiên ăn các thức ăn mềm, thức ăn nên nghiền nhỏ, ninh nhừ, để nguội rồi mới bắt đầu ăn.
  • Cạo vôi răng định kỳ 6 tháng/lần để đảm bảo vôi răng và mảng bám không làm ảnh hưởng đến chân răng bọc sứ.

Điều trị tại nha khoa 

Như đã đề cập phía trên, tình trạng đau sau khi thay răng sứ chỉ xảy ra trong những ngày đầu tiên và bệnh nhân có thể tự giảm cảm giác đau tại nhà. Tuy nhiên, khi răng bọc sứ bị đau nhức nặng và kéo dài thì người bệnh cần phải khám bác sĩ ngay, nhằm có biện pháp khắc phục hiệu quả nhất.

Nếu bác sĩ kết luận nguyên nhân là do bệnh lý răng miệng, cần phải thay răng sứ mới điều trị hết những vấn đề của răng. Sau khi răng hồi phục bác sĩ sẽ phục hình trở lại với mão sứ cũ.

Còn nếu cơn đau nhức khi đặt răng sứ bị lồi, cộm hay lệch khớp hàm thì bác sĩ sẽ chỉ định bỏ răng sứ cũ đi và làm một mão sứ mới có kích cỡ lớn hơn nữa, để gắn chặt lại với cùi răng thật.

Sau khi điều trị, bác sĩ sẽ hướng dẫn bệnh nhân thực hiện việc ăn uống và chăm sóc răng miệng đúng cách tại nhà, giúp giảm thiểu đáng kể tình trạng răng sứ bị đau nhức, ê buốt.

Điều quan trọng nhất mà bệnh nhân cần phải ghi nhớ, đó là nên chọn một nha khoa bọc răng sứ uy tín và chất lượng ngay từ đầu. Những nha khoa uy tín sẽ đảm bảo có đội ngũ bác sĩ tốt, cơ sở vật chất đầy đủ và cung cấp răng sứ chính hãng. Giúp quá trình bọc sứ của bệnh nhân diễn ra nhanh, thuận tiện, chính xác và không có biến chứng.

Điều trị tại nha khoa 
Điều trị tại nha khoa

Bài viết trên là những nguyên nhân chủ yếu giải thích vì sao sau khi răng bọc sứ bị đau nhức. Cũng vẫn còn nhiều nguyên nhân và yếu tố khác nữa, muốn biết được nguyên nhân dẫn bệnh chúng ta cần phải thăm khám tại BEAMDENTAL để có thể đưa ra nhận định đúng, sau đấy mới có giải pháp điều trị thích hợp.

Xem thêm

 

 

 

Rate this post