Răng sâu và những phương pháp điều trị tại nhà

Diễn biến của bệnh sâu răng

Răng sâu là một dạng bệnh lý của răng miệng xuất hiện ở cả người lớn và trẻ con. Tình trạng này khiến người bệnh bị đau đớn và có thể gây ảnh hưởng đến thẩm mỹ. Nếu không chữa trị sớm, người bệnh sẽ gặp thêm các nguy cơ như viêm tủy hay nhiễm trùng tủy, tiêu xương xung quanh chân răng. .. Dưới đây nha khoa Beamdental sẽ gửi đến bạn một số thông tin hữu ích về tình trạng sâu răng mà bạn không được bỏ qua! 

Răng sâu là gì?

Sâu răng hay răng sâu là một bệnh lý về răng miệng khá thường gặp, chúng gây phá hoại cấu trúc của răng và hình thành các lỗ hổng trên bề mặt răng. Sâu răng có thể xuất hiện ở tất cả các bề mặt của răng như trên thân răng hoặc chân răng, chúng sẽ phát triển từ từ qua men răng, sau đó đến ngà răng và nặng nhất là sâu răng sẽ xâm nhập và phá hoại tủy.

Nếu răng sâu không được chữa trị sớm sẽ dẫn đến các tình trạng như đau răng, thậm chí là rụng răng, nhiễm trùng và nặng hơn thì có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của cả cơ thể.

Răng sâu là gì?
Răng sâu là gì?

Nguyên nhân răng sâu là gì?

Nguyên nhân gây sâu răng là bởi các loại vi khuẩn sản sinh axit gây nên. Cụ thể là vi khuẩn Lactobacillus, Streptococcus mutans và một số loài Actinomyces. Các vi khuẩn này gây hại đến răng trong môi trường có carbohydrate lên men được, đặc biệt là một số loại đường sucrose, fructose và glucose. Răng miệng chỉ cần không vệ sinh thường xuyên và kỹ lưỡng sẽ tạo môi trường để vi khuẩn phát triển, gây sâu răng. Dưới đây là một số tác nhân gây sâu răng trong đời sống mỗi ngày: 

  • Không thường xuyên đánh răng
  • Đánh răng không đúng cách
  • Ăn quá nhiều đồ ngọt 
  • Thường xuyên sử dụng đồ ăn vặt
  • Thiếu nước
  • Hàm răng của bạn bị nứt vỡ hoặc yếu
  • Sự tiếp xúc giữa người và người
  • Bị rối loạn tiêu hóa
Nguyên nhân răng sâu là gì?
Nguyên nhân răng sâu là gì?
 

Dấu hiệu nhận biết bị răng sâu đơn giản

Khi răng mới bắt đầu bị sâu thì thường sẽ không có bất kỳ triệu chứng cụ thể nào. Nhưng khi tình trạng này đã diễn ra nặng hơn sẽ có một số dấu hiệu như sau:

  • Nhìn thấy lỗ sâu: Nếu bạn quan sát sẽ thấy men răng và ngà răng của mình bị tổn thương. Nếu dùng que nạo để nạo ngà và lấy hết vụn bẩn thức ăn trong lỗ sâu thì sẽ thấy được đáy lỗ sâu rộng hơn miệng lỗ răng sâu.
  • Nướu sưng hay bị chảy máu: Vi khuẩn gây sâu răng phát triển và lây lan khiến mô nướu cũng trở nên nhạy cảm. Khi có lực nào đó tác động như lực tác động của bàn chải khi đánh răng hoặc dùng chỉ nha khoa, thì nướu sẽ dễ bị chảy máu và gây nhiễm trùng. 
  • Đau buốt răng khi bị kích thích: Đây là trường hợp thức ăn bị lọt vào lỗ sâu, đồng thời khi chúng ta ăn nóng, uống lạnh, ngọt… thì sẽ cảm thấy đau buốt răng.
  • Hơi thở có mùi: Khi có quá nhiều thức ăn tích tụ ở kẽ răng lâu ngày và chúng không được làm sạch thì sẽ tạo môi trường vô cùng thuận lợi để cho vi khuẩn phát triển và gây ra hơi thở có mùi hôi. Ngoài ra, vi khuẩn trong răng còn gây ra vị đắng trong miệng và khiến chúng ta mất cảm giác khi ăn.
  • Cảm thấy đau buốt khi ăn nhai: Vi khuẩn sâu răng tấn công khiến cho ngà răng của chúng ta bị bào mòn và làm ảnh hưởng đến các dây thần kinh, khiến răng dễ bị đau và ê buốt.
Dấu hiệu nhận biết bị răng sâu đơn giản
Dấu hiệu nhận biết bị răng sâu đơn giản

Diễn biến của bệnh sâu răng

Răng bị sâu là một quá trình và là bộ phận duy nhất trong cơ thể không có khả năng tự phục hồi và bắt buộc phải chữa trị. Thông thường sâu răng sẽ phát triển liên tục từ lớp nông cho đến lớp sâu của răng.

  • Giai đoạn 1: Xuất hiện các đốm trắng trên răng
  • Giai đoạn 2: Sâu men răng
  • Giai đoạn 3: Sâu ngà răng
  • Giai đoạn 4: Viêm tủy
Diễn biến của bệnh sâu răng
Diễn biến của bệnh sâu răng

Cách điều trị bệnh sâu răng tận gốc từ các chuyên gia 

Dưới đây là một số cách điều trị bệnh sâu răng:

Cách điều trị bệnh sâu răng tận gốc từ các chuyên gia 
Cách điều trị bệnh sâu răng tận gốc từ các chuyên gia

Trường hợp nhẹ

Phương pháp chữa răng bị sâu nhẹ cũng vô cùng đơn giản, với mục tiêu bảo vệ răng miệng được tối đa nhất và giúp răng trở nên khỏe mạnh mà không tạo nên bất cứ đau đớn, tổn thương nào ở người bệnh. 

  • Tái khoáng phần bị tổn thương: dùng dung dịch bao gồm các chất cacium, phosphate và florinê đặt vào chỗ răng đang sâu. Phương pháp được áp dụng đối với trường hợp răng mới bị sâu vì có khả năng thu hẹp vùng có màu trắng vôi và giúp cho vùng tổn thương ngừng phát triển. Đây là phương pháp tái khoáng nhanh, an toàn, không đau đớn và đơn giản. 
  • Dùng kháng sinh trị liệu: Thuốc sử dụng thường là chấm vào vùng bị sâu răng bởi đây là dung dịch có tính chất sát trùng. Phương pháp này chỉ dùng đối với các vị trí sâu của răng hàm nhai phía trên bởi có thể làm thay đổi màu sắc men răng. 
Trường hợp nhẹ
Trường hợp nhẹ

Trường hợp nặng 

 Khi chữa sâu răng trong trường hợp này thì phần mô răng sâu cần được được loại trừ hoàn toàn bởi các thủ thuật nha khoa. Nếu tình trạng răng sâu đã tổn thương phần tủy răng thì cần được tiến hành lấy sạch sẽ các mô tuỷ bị viêm nhằm tránh tạo ra những biến chứng tiếp theo nữa như viêm chân răng, áp xe, . .. Sau cuối cùng sẽ sử dụng loại vật liệu trám hoặc bọc răng sứ nhằm phục hồi kiểu dáng nguyên thuỷ và khả năng ăn uống nhai tự nhiên của răng. 

Trường hợp nặng 
Trường hợp nặng

Nên làm gì để ngăn ngừa sâu răng?

Sâu răng sẽ trở thành một bệnh lý nguy hiểm nếu chúng ta không chữa trị sớm. Vì vậy để giảm thiểu các hậu quả của bệnh gây ra, mỗi bạn nên có một chế độ ngăn ngừa bệnh đúng cách để có một hàm răng thật khoẻ mạnh và sạch bóng. 

Nên làm gì để ngăn ngừa răng sâu?
Nên làm gì để ngăn ngừa răng sâu?

 Chải răng đúng cách 

 Muốn phòng tránh bệnh sâu răng hữu hiệu mọi người cần thực hiện đánh răng ít nhất 2 lần/ngày, đặc biệt là sau các bữa ăn uống chính. Thực hiện chải răng đúng cách bằng bàn chải lông mịn, đánh mặt trước, mặt trong và mặt nhai, trên và dưới. 

 Nên đặt bàn chải nghiêng một góc 45 độ so với mặt răng và đầu lông bàn chải hướng về phía nướu. Chuyển động của bàn chải theo phương lên xuống như hướng mọc của răng và xoay tròn và lùi dần từ trong ra ngoài, cọ kỹ rìa lợi và cổ răng. Tuy Nhiên không nên chải răng theo phương ngang. 

 Chải từng nhóm răng đến khi sạch, đối với mặt nhai thì dễ dàng hơn nữa, chỉ cần đặt lông bàn chải vuông góc với mặt răng và kéo qua kéo lại.

Chải răng đúng cách 
Chải răng đúng cách

 Dùng chỉ nha khoa làm sạch kẽ răng 

 Sự thật là sau khi đánh răng, những thức ăn dư thừa vẫn mắc lại tại vùng kẽ răng. Nếu chải và đánh răng không thì chỉ làm trắng khoảng 75% bề mặt của răng, 25% còn lại là ở phần kẽ răng dưới khe lợi và chỉ có chỉ tơ nha khoa mới vệ sinh tốt khu vực trên. Chính vì thế, sử dụng chỉ nha khoa sau khi đánh răng là điều cần thiết. 

Dùng chỉ nha khoa làm sạch kẽ răng 
Dùng chỉ nha khoa làm sạch kẽ răng

 Sử dụng nước súc miệng 

 Nên súc miệng ngay sau khi đánh răng bằng dung dịch súc miệng có chứa fluoride hoặc sát khuẩn đặc hiệu với từng loại vi khuẩn trong miệng, bổ sung thêm chất chống khô niêm mạc miệng, thuốc tạo hương thơm, . .. nhằm giữ răng luôn sạch và cho một hơi thở thơm hơn nữa. 

 Sử dụng nước súc miệng
Sử dụng nước súc miệng

 Tránh ăn vặt 

 Những loại đồ ăn cũng là tác nhân gây bệnh sâu răng, như thức ăn nhanh với thực phẩm đóng hộp hoặc một số loại nước giải khát có gas. Do đó, hạn chế những loại thức ăn này và đánh răng đúng cách sau khi dùng bữa là điều cần thiết giúp tẩy đi toàn bộ mọi mảng bám trên răng, loại bỏ nguy cơ sâu răng. 

 Tránh ăn vặt 
Tránh ăn vặt

Trám răng ngăn ngừa sâu răng 

 Trám răng là kỹ thuật sử dụng nhựa tổng hợp trong nha khoa (Composite) phết trên mặt nhai của răng hàm hay các răng hàm nhỏ (premolars) . Đây là những loại răng có các vết nứt và lỗ sâu trũng khiến cho thức ăn thường hay bị đọng lâu trên mặt nên dễ gây sâu răng hơn nhóm răng lớn.

Trám răng ngăn ngừa sâu răng
Trám răng ngăn ngừa sâu răng

 Khám răng định kỳ 

 Mọi người cũng cần đến nha khoa kiểm tra răng định kỳ 6 tháng/lần nhằm sớm nhận biết sự thay đổi của răng và có các phương pháp can thiệp thích hợp để phòng ngừa bệnh tiến triển trầm trọng hơn nữa. 

 Khám răng định kỳ 
Khám răng định kỳ

Qua bài viết trên đây của BEAMDENTAL đã cho thấy rõ ràng bệnh răng sâu là một trong những bệnh lý rất nghiêm trọng nếu chúng ta coi thường và không chữa trị sớm thì sẽ mang lại nhiều hệ lụy nghiêm trọng . Chính vì vậy, muốn có hàm răng đẹp khỏe mạnh và không mắc phải các vấn đề răng sâu  bạn cần phải biết thực hiện việc vệ sinh răng miệng thường xuyên và đúng cách. 

 

Rate this post