Tư vấn chuyên môn bài viết:
BÁC SĨ DƯƠNG THỊ THÙY NGA
Sún răng là vấn đề răng miệng khá phổ biến của trẻ em tuy nhiên phần lớn những bậc cha mẹ lại không mấy ai chú ý. Sún răng nếu không kịp thời chữa trị sẽ tổn hại cho sức khỏe răng miệng. thậm chí có thể gây tổn hại cho các răng vĩnh viễn sau này. Vậy sún răng là gì? Sún răng phải điều trị làm sao? Hãy cùng nha khoa Beamdental tìm câu trả lời trong bài viết dưới đây nhé!
Sún răng là gì?
Sún răng tiếng anh là sweet tooth. Đây là một dạng bệnh lý ảnh hưởng tới răng lợi làm các kết cấu của răng đang bị phá hủy nghiêm trọng. Nếu không có biện pháp chữa trị kịp thời có thể khiến bạn bị rụng thậm chí mất răng.
Sún răng là tình trạng thường thấy đối với trẻ 1 – 3 tuổi, mặc dù không gây cảm giác đau đớn ở bé và chỗ bị sún thường nông, không sâu bằng lỗ răng sâu nhưng thường có diện tích rộng, màu đen hoặc nâu, đáy mềm ở mỗi đợt phát triển. Sún răng có khả năng lây lan nhanh chóng sang những răng xung quanh nếu không được điều trị. Cuối cùng, hàm răng trẻ chỉ còn là các mấu xương nhỏ dần kéo xuống lợi và chân răng gần sát nướu, làm ảnh hưởng trực tiếp khả năng nhai ăn, nói chuyện của trẻ.
Tìm hiểu thêm: Nguyên nhân gây sưng nướu răng và cách phòng ngừa
Sún răng trẻ em gây ra những tác hại gì?
Rất Nhiều bậc cha mẹ hay có quan niệm rằng răng sữa sớm muộn cũng sẽ được thay thế bằng răng vĩnh viễn. Do đó, khi thấy tình trạng sún răng ở trẻ em thì cho rằng đây là chuyện đương nhiên và không cần để tâm. Nhưng các bác sĩ cho biết, những bệnh lý liên quan răng miệng bất kể là gì đi chăng nữa cũng sẽ gây ra một số hậu quả dưới đây:
Gây khó khăn trong ăn nhai
Trẻ bị sún răng viêm lợi, lúc này phần ngà răng sẽ nằm sát vào phần lợi. Điều đó khiến cho việc ăn nhai trở nên đau đớn hơn. Đặc Biệt với các trường hợp hở chân răng ra bên ngoài và tuỷ răng bị tổn thương sẽ khiến việc ăn nhai trở nên cực kỳ khó khăn. Bé 1 tuổi bị sún răng sẽ có dấu hiệu hay khóc lóc và biếng ăn.
Phát âm không tròn vành rõ chữ
Trẻ sún răng, đặc biệt khu vực răng cửa nó không những gây nên việc thiếu thẩm mĩ mà còn liên quan tới khả năng phát âm. Theo như số liệu nghiên cứu mới đây đã chỉ ra được, với những bé răng sún sẽ có khả năng phát âm ngọng cao hơn so với các bé có hàm răng đều đặn và mạnh khoẻ.
Nguyên nhân khiến trẻ bị sún răng
Có nhiều nguyên nhân làm trẻ bị sún răng, đó là:
- Trẻ ăn quá nhiều đồ lạnh, thức ăn đóng hộp, sấy khô có chứa đường và một số loại đồ uống có gas, nước uống có màu sắc, uống sữa đêm nhưng không đánh răng trước giờ đi ngủ;
- Thiểu sản men răng do sinh thiếu tháng, thiếu hụt canxi, uống nhiều kháng sinh hoặc trẻ ăn uống hằng ngày (uống sữa ban đêm có chứa đường và có tính bám dính lớn nên dễ dàng kết tủa, tạo axit huỷ hoại men răng) ;
- Bé bị sâu răng toàn bộ hàm hoặc chế độ ăn của bé bị thiếu hụt canxi và flour làm răng bé bị ảnh hưởng;
- Mẹ sử dụng một số loại thuốc kháng sinh Tetracycline, Doxycycline khi đang mang thai sẽ khiến răng bé phát triển không bình thường, chất lượng men răng giảm, độ cứng thấp và răng dễ dàng bị lung lay;
- Cách vệ sinh răng miệng không sạch sẽ tạo cơ hội để vi khuẩn phát triển rồi thâm nhập vào men răng, làm hỏng răng;
- Trẻ bị bệnh vàng da cũng ảnh hưởng tới men răng.
Cách để phòng ngừa bệnh sún răng ở trẻ em
- Để phòng ngừa sún răng cho trẻ em vô cùng đơn giản, các bậc cha mẹ chỉ cần thực hiện theo một số hướng dẫn dưới đây là sẽ giúp răng miệng của bé luôn sạch và hạn chế được một số bệnh lý liên quan răng miệng:
- Vệ sinh răng miệng cho trẻ sạch sẽ dù bé chưa mọc chiếc răng đầu tiên
- Hạn chế để bé dùng quá nhiều đồ ngọt hoặc nước có gas
- Cho bé uống thêm nước lọc mỗi ngày
- Có chế độ dinh dưỡng hợp lý với nhiều canxi, Vitamin. .. để răng chắc khỏe hơn
- Thực hiện kiểm tra răng thường xuyên tại nha khoa khi trẻ có những chiếc răng khỏe mạnh.
Mẹo chữa sún răng cho trẻ tại nhà đơn giản
Nếu bố mẹ phát hiện tình trạng răng của con có dấu hiệu bị sún, thì hãy đưa con đến nha khoa hoặc có thể tham khảo một số mẹo chữa sâu răng sau đây:
Súc miệng bằng nước muối
Đây là nguyên liệu có sẵn trong căn nhà bếp vô cùng tiện dụng. Hơn nữa, trong thành phần của muối cũng có các chất kháng vi khuẩn giúp giữ vệ sinh răng miệng, giảm mảng bám và một số tác nhân gây bệnh.
Bạn chỉ cần sử dụng 1 muỗng cà phê muối và pha loãng với 1 cốc nước ấm. Sử dụng nước để súc miệng thường xuyên vào mỗi ngày sau khi ngủ dậy và đêm trước khi đi ngủ.
Hướng dẫn bé đánh răng đúng cách
Bước 1: Súc miệng với nước để làm sạch khoang miệng.
Bước 2: Rửa sạch bàn chải trước khi đánh, sau đó, lấy một lượng kem đánh răng vừa đủ. Đối với trẻ nhỏ, lượng kem đánh răng vừa đủ chỉ khoảng bằng hạt đậu.
Bước 3: Đặt bàn chải nằm ngang và nghiêng khoảng 45 độ so với viền nướu, đầu lông bàn chải phải tiếp xúc với cả răng và nướu. Hướng dẫn bé đánh răng mặt ngoài trước, gồm tất cả răng ở hàm trên và hàm dưới bằng cách chải từ hàm trên xuống và từ hàm dưới lên, hoặc xoay tròn bàn chải đánh răng.
Bước 4: Đánh mặt trong của răng tương tự như mặt ngoài. Đánh tất cả các răng ở hàm trên và hàm dưới bằng động tác chải lên, xuống hoặc xoay tròn.
Bước 5: Tiếp theo, hướng dẫn bé đánh răng nhai bằng cách đặt lông bàn chải song song với mặt nhai của răng, sau đó nhẹ nhàng đưa bàn chải từ trong ra ngoài khoảng 10 lần.
Bước 6: Chải mặt trên của lưỡi từ trong ra ngoài bằng bàn chải răng thông thường hoặc có thể bằng dụng cụ chải lưỡi chuyên dụng để loại bỏ những vi khuẩn gây mùi hôi.
Bước 7: Làm sạch lại khoang miệng bằng cách súc miệng với nước để không còn kem đánh răng trong miệng. Ở bước này, cha mẹ nên lưu ý nhắc các bé nhổ bọt kem ra ngoài, vì thời gian đầu hầu hết các bé thường hay nuốt kem đánh răng. Rửa sạch bàn chải, để khô bằng cách cắm phần lông bàn chải hướng lên phía trên, phần tay cầm ở dưới.
Tìm hiểu thêm: Xử lý sưng đau do mọc răng khôn hàm dưới
Lá trầu không
Đây là bài thuốc dân gian có thể sử dụng làm thuốc chữa các chứng bệnh về răng miệng khá hiệu nghiệm. Trong thành phần của lá trầu không có các chất kháng khuẩn giúp quá trình sún răng trở nên chậm lại.
Mỗi lần, bạn sử dụng khoảng 5 lá trầu không được làm sạch sẽ với nước, sau đó giã nát và đắp trực tiếp lên vùng răng bé bị sún. Để như thế trong vòng 5 phút thì nhắc trẻ súc miệng lại với nước ấm. Ngoài ra, bạn cũng có thể lấy hỗn hợp trên nấu với nước ấm để sử dụng để ngậm trong miệng mỗi ngày cũng có hiệu quả tương tự
Lá lốt
Lá lốt cũng có chứa tinh dầu giúp kháng khuẩn rất tốt. Ngoài ra, còn có thể sử dụng rễ của lá lốt đem rửa sạch, sau đó giã nát với muối tinh khiết. Sau đó vắt lấy phần nước cốt rồi sử dụng tăm bông thấm nước và đắp lên khu vực răng bị sún. Cứ làm như mỗi ngày từ 2-3 lần để đạt được hiệu quả tốt nhất.
Bài viết trên là toàn bộ những thông tin liên quan đến vấn đề sún răng ở trẻ nhỏ mà BEAMDENTAL muốn gửi đến quý bậc phụ huynh. Chính vì thế bố mẹ cần chú ý để đưa con thăm khám ở các nha khoa và có phương án điều trị kịp thời, tránh gây ra những ảnh hưởng, hậu quả nghiêm trọng đến sự phát triển của răng trẻ về sau.