Tư vấn chuyên môn bài viết:
BÁC SĨ DƯƠNG THỊ THÙY NGA
Sâu răng có lây không? Sâu răng là một tình trạng răng miệng khá phổ biến ngày nay. Tuy nhiên tình trạng này lại bị nhiều người xem nhẹ vì chúng không có ảnh hưởng quá lớn đến sức khỏe, chỉ khi gặp những cơn đau hay khó chịu không dứt thì mọi người mới bắt đầu tìm đến nha khoa để chữa trị. Điều này cho thấy sâu răng đã chuyển nghiêm trọng vì những cơn đau nhức thể hiện việc răng đã bị mòn khá nặng.
Hãy cùng BeamDental tìm hiểu sâu răng có lây không? Đánh răng có hết sâu không? Giá chữa sâu răng bao nhiêu? , …. thông qua bài viết dưới đây!
Sâu răng có lây không?
Sâu răng có lây không? Sâu răng là một tình trạng cấu trúc răng bị ăn mòn do các phần cứng của răng đã phá huỷ tạo nên những kẽ nứt hoặc nhiều lỗ nhỏ hơn trên răng và có những vệt đen trên những chỗ bị phá huỷ đấy. Sâu răng là một tình trạng phổ biến trên toàn thế giới bao gồm ở trẻ em, độ tuổi thiếu niên và kể cả những người lớn tuổi.
Sâu răng được xem là tình trạng phổ biến vì chúng có liên quan mật thiết với thói quen chăm sóc răng miệng, thậm chí có những trường hợp theo cơ địa mỗi người mà một số người có hàm lượng canxi thấp làm răng không còn chắc nữa, hay men răng mỏng không giữ nổi răng cho nên mới gây ra tình trạng sâu răng.
Theo nghiên cứu, trong phần lớn các trường hợp, sâu răng được tạo từ các mảng bám thức ăn do ăn nhiều đường và vệ sinh răng miệng không đúng cách. Đây được xem là những nguyên nhân chính gây ra bệnh sâu răng.
Ngoài ra, việc bị sâu răng cũng có thể là sự lây lan bởi người xung quanh. Sâu răng được xem là một bệnh lý dễ lâu lây lan nhất là đối với trẻ em và trẻ nhỏ. Tương tự với bất kỳ loại bệnh truyền nhiễm khác, những vi khuẩn sâu răng cũng sẽ lây lan từ người này sang người kia theo mọi đường nếu không được phòng ngừa chặt chẽ.
Sâu răng có thể lây lan sang những răng xung quanh và lây lan sang người khác.
Nếu hội tụ đủ điều kiện cần thiết, nguy cơ sâu răng lây từ răng này sang răng khác là rất cao. Và những điều kiện cần thiết có thể kể đến ở đây là: Thói quen ăn uống chuộng đường, sai lầm trong vệ sinh răng miệng, mắc chứng khô miệng hoặc bệnh lý giảm tiết nước bọt, thiếu hụt flour,…
Sâu răng cũng có thể lây từ người này sang người khác, thông qua một số cách thức như: Ăn chung đồ ăn, sử dụng chung bát đũa, ho, hắt hơi và hôn,… Ví dụ: Theo một số nhà nghiên cứu, 30% trẻ 3 tháng tuổi, 60% trẻ 6 tháng tuổi và gần 80% trẻ 2 tuổi nhiễm khuẩn Streptococcus mutans từ bố mẹ bị sâu răng, vì bố mẹ vô tình chuẩn bị đồ ăn thức uống cho trẻ sai cách (bố mẹ mớm hoặc để giọt bắn vương vào đồ ăn thức uống của trẻ).
Đánh răng có hết sâu không?
Đánh răng có hết sâu không? Có những ý kiến tranh cãi xoay quanh vấn đề NÀY, việc phát hiện tình trạng sâu răng càng sớm càng tốt có thể điều trị sớm sẽ giảm đi nhiều nguy cơ nguy hiểm về răng miệng sau này bao gồm làm răng bị tổn thương, gây hôi miệng, viêm lợi và viêm quanh chân răng, răng bị mòn, áp xe răng, thậm chí mất răng vĩnh viễn.
Đối với sức khoẻ cơ thể, sâu răng cũng là nguyên nhân làm tăng nguy cơ mắc bệnh như tiểu đường, ảnh hưởng lên trí nhớ do chân răng có liên quan đến hệ thần kinh trung ương và làm phụ nữ mang thai dễ tăng nguy cơ bị sinh non.
Mặc dù các loại kem đánh răng có chứa các thành phần làm trắng răng và bổ sung các khoáng chất giúp cho răng chắc khoẻ hơn nhưng điều này cũng không đồng nghĩa với việc các loại kem đánh răng cũng như vệ sinh thông thường có thể loại bỏ được sâu răng kể cả là sâu răng ở mức độ nhẹ nhất. Cho nên đánh răng sẽ không làm giảm sâu răng. Mà đánh răng sạch sẽ giúp ngăn ngừa và giảm thiểu đáng kể nguy cơ sâu răng.
Các mảng bám thức ăn luôn là nguyên nhân nguy hiểm nhất để gây ra nhiều bệnh sâu răng, vì vậy, việc đánh răng thường xuyên giúp loại bỏ những mảng bám. Do vậy, chúng ta luôn được khuyên là đánh răng ít nhất 2 lần/ngày để có thể loại bỏ mảng bám trên răng, giúp bảo về và giảm thiểu nguy cơ sâu răng
Sâu răng nên nhổ hay trám?
Sâu răng nên nhổ hay trám? Việc điều trị răng miệng được khuyến khích điều trị càng sớm càng tốt quá trình điều trị sẽ nhanh gọn, răng dễ được bảo tồn cấu trúc hơn và giảm được nguy cơ làm hỏng răng vĩnh viễn.
Để có thể sớm phát hiện trước được một số bệnh lý răng miệng như sâu răng, bạn cần phải theo dõi và thăm khám răng thường xuyên, vì nếu răng được phát hiện kịp thời bác sĩ sẽ tìm thấy các phương pháp điều trị phù hợp và hiệu quả nhất đối với răng miệng. Sâu răng nên nhổ hay trám tùy vào tình trạng răng sâu của bạn:
Đối với mức độ sâu răng nhẹ
Trám răng được coi là một phương pháp thích hợp và hữu hiệu nhất bởi vì phương pháp này lấp đầy những lỗ thủng để ngăn chặn quá trình sâu răng phát triển và phục hồi lại chứng năng ăn uống nhai ở bệnh nhân.
Đối với phương pháp này, bác sĩ sẽ vệ sinh răng miệng của bạn sạch sẽ đồng thời loại trừ được các phần mô răng bị tổn thương.
Sau đó, bác sĩ sẽ sử dụng những vật liệu trám răng đặc biệt ví dụ như Composite đây là chất làm sạch thường được sử dụng đổ vào các rãnh và lỗ thủng ở một số phần vị trí mà răng đã bị tổn thương, cuối cùng bác sĩ sẽ dùng tia laser nhằm làm đông lại hỗn hợp dính trên răng để răng có thể phục hồi về hình dáng ban đầu. Cuối cùng bác sĩ chỉ cần làm sạch rồi đánh bóng lại răng là đã hoàn thành việc trám răng cho bệnh nhân.
Đối với mức độ sâu răng nặng
Răng được chẩn đoán bị sâu răng nặng khi vi khuẩn đã xâm nhập đến tuỷ của răng đó tạo nên tình trạng nhiễm trùng tuỷ, viêm tuỷ khiến cho bạn cảm thấy khó chịu và đau đớn hơn, đồng thời cấu trúc răng của bệnh nhân đã bị mất nước quá mức không có thể phục hồi được nữa.
Lúc này bác sĩ sẽ chỉ định nhổ bỏ toàn bộ răng nhằm tránh các biến chứng nguy hiểm hơn về sau có thể gây nên như áp xe quanh chân răng, viêm tuỷ răng, . .. Sau khi nhổ răng xong, bệnh nhân cũng cần được thực hiện biện pháp điều trị thay thế đối với các răng đã bị hỏng nhằm khôi phục trở lại khả năng ăn uống nhai, giúp những răng khác không bị lung lay và rụng.
Giá chữa sâu răng bao nhiêu?
Giá chữa sâu răng bao nhiêu? Đây là câu hỏi mà rất đông người quan tâm tuy nhiên trên thực tế việc chi phí cho chữa răng miệng cũng có những thay đổi nhất định vì phải phụ thuộc của quá nhiều yếu tố:
Mức độ sâu răng
Như đã nói ở phía trên tuỳ theo mức độ nặng nhẹ của tình trạng sâu răng mà bác sĩ sẽ lựa chọn và sử dụng phương pháp điều trị một cách thích hợp. Đồng thời sâu răng ở các vị trí khác nhau cũng sẽ có mức độ nghiêm trọng khác nhau do vậy chi phí điều trị ở mỗi trường hợp cũng sẽ có những thay đổi ít nhiều.
Đối với những trường hợp sâu răng nhẹ thì bác sĩ sẽ lựa chọn áp dụng điều trị theo phương pháp hàn vá răng nhằm khắc phục. Đối với phương pháp trên không yêu cầu chi phí cao, quá trình đơn giản và có thể thực hiện ngay trong ngày mà không gây đau nhức.
Nhưng đối với trường hợp sâu răng nghiêm trọng như ảnh hưởng tới tuỷ xương thì lúc này việc điều trị sâu răng sẽ yêu cầu thêm việc điều trị tuỷ và chi phí điều trị tuỷ và chi phí làm tuỷ sẽ có mức giá khác nhau tuỳ thuộc theo loại vật liệu dùng trong chữa tuỷ. Sau phẫu thuật, răng cũng sẽ được phục hình trở lại theo phương pháp thông thường như làm răng sứ hoặc xấu hơn có thể là cắt toàn bộ răng. Do đó, tuỳ theo yêu cầu và tình trạng mà chi phí điều trị sẽ có các mức tăng khác.
Số lượng răng sâu
Thông thường chi phí điều trị tại nha sĩ sẽ tính trên đơn vị là 1 răng, do vậy, mà chi phí điều trị sâu răng cũng tương ứng với số lượng răng đã qua điều trị. Trong trường hợp răng chỉ bị sâu từ 1 hoặc 2 cái thì chi phí điều trị sẽ rẻ hơn so với răng bị sâu khoảng 3 cái trở đi.
Tay nghề bác sĩ và trang thiết bị nha khoa
Một yếu tố cũng ảnh hưởng đến việc điều trị sâu răng ở mỗi nha khoa đó chính là trình độ của y bác sĩ cùng trang thiết bị, máy móc các nha khoa cung cấp. Đối với các nha khoa tự tin vào tay nghề y bác sĩ của mình hơn cũng như đầu tư những máy móc hiện đại tiên tiến nhất sẽ luôn có giá thành cao hơn nhưng vẫn đảm bảo tính thẩm mỹ và tạo ra trải nghiệm tốt cho khách hàng khi sử dụng nha khoa.
Do đó, các bạn đừng ngần ngại lựa chọn những nha khoa uy tín mới có thể điều trị một cách hiệu quả nhất đảm bảo chất lượng và điều trị triệt để sâu răng.
Cũng giống nhiều các căn bệnh truyền nhiễm khác thì sâu răng cũng khá dễ dàng lây lan khi sinh hoạt và sử dụng chung đồ dùng cá nhân. Do đó từng người cần có các biện pháp phòng tránh cho chính mình lẫn người thân trong nhà nhằm đảm bảo sức khoẻ răng miệng và hạn chế được phần nào nguy cơ từ sâu răng miệng đã tạo nên.
Pingback: Cách điều trị lỗ sâu răng bị thủng lỗ vào tủy hiệu quả
Pingback: Cách điều trị sâu răng tại nhà hiệu quả và an toàn
Pingback: Nguyên nhân,các dấu hiệu sâu răng và cách điều trị sâu răng hiệu quả
Pingback: Cách chữa sâu răng cho người lớn hiệu quả - Be Dental
Pingback: Cách làm hết đau khi sâu răng nhanh chóng thực hiện ngay tại nhà - Be Dental