Xử lý sưng đau do mọc răng khôn hàm dưới

Untitled 3

Mọc răng khôn hàm dưới đã gây đau nhức âm ỉ và cũng chính là cơn ác mộng của nhiều người. Bởi vì nếu tình trạng đau nhức kéo dài không chỉ gây khó chịu, ảnh hưởng đến sức khỏe mà còn tác động không nhỏ đến đời sống tinh thần cũng như chất lượng cuộc sống. Phải làm như thế nào để giải quyết tình trạng này? Bài viết sau nha khoa Beamdental sẽ giúp bạn giải đáp tất cả các thắc mắc này nhé. 

Dấu hiệu mọc răng khôn hàm dưới

Phần lớn ai trong chúng ta cũng thích mọc răng khôn hàm dưới hơn là mọc răng khôn ở hàm trên. Nếu bạn đang mắc phải 2 đến 3 dấu hiệu trong các dấu hiệu dưới đây thì đây chính là “đèn đỏ” báo hiệu rằng răng số 8 của bạn đang phát triển đấy.  

  • Cảm giác đau nhức âm ỉ, khó chịu ở vị trí mọc răng
  • Đau hàm, cứng khớp
  • Bị hành sốt
  • Ăn uống khó khăn, không ngon miệng
Dấu hiệu mọc răng khôn hàm dưới
Dấu hiệu mọc răng khôn hàm dưới

Mọc răng khôn hàm dưới có bắt buộc phải nhổ không?

Khi mọc răng khôn có thể gây hàng loạt các biến chứng như: Viêm nhiễm, đau nhức liên tục khi bị mọc răng khôn. Răng khôn mọc ngầm, mọc ngược, mọc lệch,… khiến bệnh nhân bị sưng miệng, đau nhức trong miệng khó có thể giao tiếp và không thể nhai thức ăn được.

Nếu răng khôn của bạn xuất hiện các hiện tượng sau thì cần được nhổ:

  • Khi răng khôn mọc có nhiều biến chứng viêm, u nang, nhiễm khuẩn tái phát làm ảnh hưởng đến các răng lân cận. 
  •  Khi răng khôn chưa gây ra các biến chứng nhưng có khe dính thức ăn giữa răng khôn và hàm bên cạnh, tương lai sẽ tổn thương các răng bên cạnh thì cũng nên nhổ bỏ để tránh biến chứng. 
  •  Khi răng khôn mọc đều, đủ chỗ, không bị xương và nướu chèn ép nhưng không có răng đối diện ăn khớp, hoặc răng khôn nhô dài tới hàm trên, tạo thành bậc thang giữa các răng, làm nhồi nhét thức ăn, tổn thương nướu hàm thì nên nhổ bỏ. 
  •  Răng khôn mọc thẳng, đủ chỗ, không bị hạn chế nhưng hình dạng khác thường, nhỏ, bé, dễ nhồi nhét thức ăn với răng bên cạnh, tương lai sẽ gây sâu răng và viêm nướu răng bên cạnh thì cần phải nhổ. 
  •  Răng khôn có bệnh nha chu hoặc sâu răng, bệnh nhân phải được phẫu thuật để làm răng giả. 
  •  Răng khôn là nguyên nhân của các bệnh lý toàn thân khác. 

Tuy nhiên, không phải trường hợp nào chúng ta cũng phải nhổ răng khôn, và không phải cứ có răng khôn là đều phải nhổ. Nếu bạn phát hiện tình trạng đau nhức kéo dài hay có các triệu chứng bất thường khác thì bạn nên đến các phòng khám để tham khảo ý kiến của bác sĩ nha khoa.

Mọc răng khôn hàm dưới có bắt buộc phải nhổ không?
Mọc răng khôn hàm dưới có bắt buộc phải nhổ không?

Một số thắc mắc hay gặp khi mọc răng khôn hàm dưới

Hàng loạt các câu hỏi được đặt ra mỗi khi nhắc đến việc nhổ răng khôn hay mọc răng khôn hàm dưới. Dưới đây là một số câu hỏi thường xuyên được gặp:

Có nên nhổ 2 răng khôn cùng lúc không?

Khi cơ thể của bạn hoàn toàn khỏe mạnh thì việc nhổ 2 hay 4 răng khôn cùng lúc không gặp quá nhiều trở ngại. Khi nhổ 2 răng khôn cùng lúc bạn sẽ tránh được việc phải đau đớn 2 lần hay sử dụng thuốc giảm đau nhiều hơn. Tuy nhiên, với 2 răng khôn hàm dưới, nếu nhổ cùng lúc thì vấn đề vệ sinh và ăn sẽ bị ảnh hưởng bởi mọc ở 2 phía, đau ở 2 bên, vì thế bạn cần nhổ một cặp răng khôn cùng phía. 

 Ngay khi có chỉ định nhổ răng, bác sĩ sẽ tiến hành siêu âm và đo huyết áp. Khi tất cả thông số đạt chuẩn và tìm ra phương  hướng điều trị thích hợp, bạn sẽ được chỉ định nhổ 2 răng khôn cùng một lúc. 

Có nên nhổ 2 răng khôn cùng lúc không?
Có nên nhổ 2 răng khôn cùng lúc không?

Phụ nữ đang mang thai có nên nhổ răng khôn hàm dưới không?

Khi mang thai, cơ thể người mẹ có rất nhiều biến đổi, trong đó có nội tiết. Trong thời gian này, mẹ tuyệt đối không nên nhổ răng khôn vì sẽ có cảm giác đau nhức và lượng máu chảy ra cũng nhiều hơn. 

 Đặc biệt, nếu quy trình thực hiện không đảm bảo vệ sinh thì tại vị trí nhổ răng khôn dễ gây nhiễm trùng, sức khoẻ của mẹ sẽ giảm sút và việc ăn không còn bình thường như trước đây. Lâu dần, bé sẽ bị suy dinh dưỡng hoặc thậm chí là sinh non. 

 Trong một số trường hợp đặc biệt, khi răng khôn hàm dưới gây cho mẹ quá nhiều con đau, khó chịu cho người mẹ, lời khuyên tốt nhất dành cho bạn là tới các bệnh viện uy tín để bác sĩ khám và tư vấn. Những loại thuốc chống sưng và giảm đau sẽ được chỉ định. Tuy nhiên tuyệt đối không làm ảnh hưởng tới thai nhi. 

Trường hợp nếu răng khôn mọc trong thời gian mẹ đang mang thai, mà tại vị trí mọc răng đã xuất hiện thêm nhiều hiện tượng nướu viêm, hay bị sưng tấy, gây đau đớn, các vi khuẩn sâu răng đã sinh sôi mạnh và phát triển thì lời khuyên dành cho mẹ đó chính là nên loại bỏ răng khôn hàm dưới tại các cơ sở  uy tín và các bác sĩ có trình độ chuyên môn cao nhé.

Phụ nữ đang mang thai có nên nhổ răng khôn hàm dưới không?
Phụ nữ đang mang thai có nên nhổ răng khôn hàm dưới không?

Phụ nữ đang cho con bú có nên nhổ răng khôn hàm dưới?

Mẹ đang trong quá trình cho con bú hoàn toàn có thể nhổ răng khôn hàm dưới vì lúc này, sức khỏe của mẹ đã bình phục sau sinh và em bé đã có thể hấp thụ dinh dưỡng một cách độc lập và không còn bị đe dọa nữa.

Phụ nữ đang cho con bú có nên nhổ răng khôn hàm dưới?
Phụ nữ đang cho con bú có nên nhổ răng khôn hàm dưới?

Một số lưu ý sau khi nhổ răng khôn hàm dưới

Trong khi nhổ răng, bạn sẽ được dùng thuốc gây tê giúp giảm bớt đau. Tuy nhiên, khi thuốc tê mất tác dụng thì các cơn đau nhức bắt đầu xuất hiện. Do đó, khi trở về bệnh nhân sẽ được chỉ định sử dụng các thuốc giảm đau và kháng viêm giúp cho việc phục hồi diễn ra nhanh chóng hơn. 

Lời khuyên tốt nhất dành cho bạn là trong vòng 24h sau khi nhổ răng, bạn hãy để cơ thể được nghỉ ngơi và theo dõi để chắc chắn mình không gặp phải vấn đề về đông máu. Nếu răng khôn mọc sâu và nướu bị cắt thì bác sĩ nên thực hiện một vài mũi khâu để làm mau lành vết thương. Nên quay trở lại nha sĩ để khám và thực hiện điều trị trong 1 tuần sau nhổ. 

Khoảng 1 đến  2 giờ sau khi nhổ răng, nếu bạn cảm thấy đói, bạn hoàn toàn có thể ăn các  thức ăn nhẹ, mềm, dễ nhai, dễ nuốt như súp, cháo, bánh,…để có thể năng lượng và giúp phục hồi nhanh hơn. Tránh ăn các loại thức ăn cay nóng, cứng, khó nhai vì sẽ tác động trực tiếp đến vị trí nhổ răng và gây chảy máu. Thậm chí nghiêm trọng hơn là có thể bị nhiễm trùng, viêm lợi nếu như sau khi ăn chúng ta không vệ sinh răng miệng sạch sẽ.

Thực hiện tái khám theo lịch hẹn của bác sĩ, mặc dù tổn thương đã lành, bạn không còn cảm thấy đau. 

 Vệ sinh và chăm sóc răng miệng đúng cách cũng sẽ giúp vết thương mau lành lại. Ngoài ra, cũng hạn chế được sự xâm nhập của vi khuẩn. Chú ý khi đánh răng, không tác động vào khoảng trống vừa nhổ răng để tránh tình trạng vỡ cục máu đông, vết thương sẽ lâu hồi phục hơn. 

 Lựa chọn những bàn chải có lông mềm mại và đánh thật nhẹ, từ từ. Trong tuần đầu tiên sau khi nhổ răng, có thể sử dụng nước muối để súc miệng giúp vết thương được sát khuẩn, tuy nhiên cũng tuyệt đối không chạm vào vết thương. 

Một số lưu ý sau khi nhổ răng khôn hàm dưới
Một số lưu ý sau khi nhổ răng khôn hàm dưới

Trên đây là những thông tin xung quanh việc mọc răng khôn hàm dướiBEAMDENTAL mong muốn gửi đến các bạn độc quả. Hi vọng bạn đọc có thể hiểu hơn về dấu hiệu nhận biết khi răng khôn mọc và những lưu ý khi nhổ răng. Đặc biệt là lựa chọn địa chỉ nha khoa uy tín và đảm bảo chất lượng để phòng tránh được các biến chứng có thể xảy ra. 

 
Rate this post