Răng cửa thưa tại sao bị thưa?Cách điều trị như thế nào?

Nguyên nhân khiến răng cửa thưa

Răng cửa thưa là tình trạng các răng cửa không nằm khít vào nhau, tạo ra khoảng hở trên cung hàm. Vậy nguyên nhân dẫn nào khiến răng cửa thưa  và phương pháp khắc phục như thế nào để mang lại hiệu quả tốt nhất. Hãy cùng nha khoa Beamdental tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé.

Nguyên nhân khiến răng cửa thưa 

Răng cửa thưa không phải là hiện tượng hiếm thấy, chúng bắt nguồn từ vô số nguyên nhân cả chủ quan lẫn khách quan. Nhưng nguyên nhân khiến răng cửa thưa là:

  • Mất cân đối giữa kích cỡ răng và cung hàm: Khi kích thước của các răng quá nhỏ so với độ rộng cung hàm thì việc lấp đầy các khoảng trống là điều bất khả thi, dẫn đến hiện tượng răng thưa. 
  • Thiếu mầm răng: Mầm răng vĩnh viễn vì một tác nhân nào đó mà bị thiếu bẩm sinh hoặc cũng có khi là mọc ngầm gây ra các khoảng trống lớn. Khi ấy, các răng bên cạnh sẽ có xu hướng nghiêng hẳn về vị trí răng đang thiếu khuyết, gây xô lệch và tình trạng răng cửa thưa. 
  • Ngoài ra, răng cửa thưa cũng xuất phát từ việc có những chiếc răng mọc ngầm ngay bên dưới chân răng cửa, thay vì phải mọc trời lên khỏi nướu. Điều này khiến vị trí hai răng cửa bị ngăn cách và hình thành những khe hở nhỏ. 
  • Do răng bị vẩu hoặc mọc chìa: Một trong hai chiếc răng cửa mọc lệch lạc, chìa ra ngoài hay cụp vào trong cũng là nguyên nhân gây nên kẽ hở ở giữa vị trí các răng cửa. 
  • Bệnh lý răng miệng: Một số bệnh lý răng miệng bao gồm viêm nướu, viêm nha chu, mòn cổ chân răng, sâu răng, cũng là nguyên nhân chính gây đến tình trạng răng cửa thưa. 
Nguyên nhân khiến răng cửa thưa
Nguyên nhân khiến răng cửa thưa

Ảnh hưởng của việc răng cửa bị thưa 

Răng cửa thưa tưởng chừng là một việc quá đỗi bình thường tuy nhiên trên thực tế chúng lại tạo nên những tác động tiêu cực đối với thẩm mỹ và sức khỏe răng miệng. 

 Ảnh hưởng của việc răng cửa bị thưa
Ảnh hưởng của việc răng cửa bị thưa

Đối với sức khỏe răng miệng 

Răng cửa bị hở là điều kiện thuận lợi khiến thức ăn bám dính vào. Đây là môi trường trú ẩn lý tưởng của nhiều loại vi khuẩn có hại cho răng miệng. 

Trường hợp bệnh nhân vệ sinh không tốt, vi khuẩn sẽ sinh sôi và nảy nở, xâm nhập vào răng nướu tạo nên các bệnh lý về sâu răng, viêm nướu, viêm tuỷ, . .. 

Trường hợp răng cửa bị thưa do mọc không đúng vị trí, chìa ra hay cụp vào sẽ dẫn đến việc lệch khớp cắn. Điều này làm bệnh nhân rất khó khăn khi quá trình ăn nhai. 

Sai lệch khớp cắn khiến hàm phải hoạt động vất vả thêm, nếu không chữa trị sớm thì lâu ngày sẽ bị đau khớp hàm, thái dương, đau đầu, . .. Ngoài ra, khớp cắn gặp vấn đề sẽ tạo thêm gánh nặng lên hệ tiêu hoá dễ gây ra các bệnh ở đường ruột, bao tử. 

Đối với sức khỏe răng miệng
Đối với sức khỏe răng miệng

Ảnh hưởng đến tính thẩm mỹ

Không Chỉ gây nên các bệnh lý răng miệng mà tình trạng răng cửa thưa cũng ảnh hưởng đến yếu tố thẩm mỹ. 

Một hàm răng đều, trắng khiến khuôn mặt bạn thêm phần rạng rỡ và tự tin. Do đó, việc răng cửa thưa sẽ khiến khuôn mặt thiếu cân xứng. Đặc biệt, đây cũng là nguyên nhân dẫn đến việc bạn phát âm không chuẩn hoặc không tròn vành rõ chữ. 

Ảnh hưởng đến tính thẩm mỹ
Ảnh hưởng đến tính thẩm mỹ

Một số phương pháp khắc phục răng cửa thưa hiện nay 

Hiện nay, nhằm cải thiện tình trạng răng cửa thưa, nha khoa hiện đại thường sẽ áp dụng các phương pháp sau : 

Trám răng 

Trường hợp khoảng trống giữa 2 răng cửa không quá rộng, dưới 2mm thì bạn nên áp dụng phương pháp hàn trám răng. Vật liệu trám thường sử dụng hiện nay là composite. Bác sĩ sẽ tiến hành trám chúng vào vị trí khuyết giữa các răng cửa nhằm lấp đầy khoảng hở. 

Ưu điểm của phương pháp này là thời gian thực hiện nhanh, mất khoảng 10 – 15 phút ở mỗi vị trí trám. Miếng trám có màu sắc tương tự răng thực nên mang lại giá trị thẩm mỹ cao. 

Đặc biệt, phương pháp trên cũng ít xâm lấn lên cấu trúc răng thật và chi phí thấp. 

Tuy nhiên, nhược điểm của phương pháp này là thời gian sử dụng ngắn, chỉ được 2 – 3 năm. Miếng trám chịu lực không cao và thường bị bong ra khi ăn nhai lực mạnh hoặc thực phẩm quá cứng. 

Đặc biệt, phương pháp nha khoa này áp dụng với các kẽ hở nhỏ. Trường hợp kẽ hở lớn hơn thì bác sĩ sẽ chỉ định trám sứ hay niềng răng. 

Một số phương pháp khắc phục răng cửa thưa
Một số phương pháp khắc phục răng cửa thưa

Bọc răng sứ 

Bọc răng sứ là phương pháp mà bác sĩ sẽ phải mài đi một lớp men răng bên ngoài theo tỷ lệ thích hợp và bọc mão sứ lên trên. 

Ưu điểm của phương pháp này là các kẽ hở răng cửa được lắp đầy trong thời gian ngắn, chỉ khoảng 2 – 4 ngày. Thời gian sử dụng lâu, trung bình khoảng 10 – 15 năm hoặc có thể là vĩnh viễn nếu lựa chọn được răng sứ chất lượng và biết cách giữ gìn, chăm sóc răng miệng tốt. 

Khả năng chịu lực của răng sứ tương đương với răng thực, thậm chí có loại còn cao hơn nên duy trì tốt chức năng ăn nhai. Ngoài ra, trường hợp răng cửa thưa gãy với mẻ lớn hay dập tuỷ cũng sẽ áp dụng được phương pháp phủ sứ. Lúc này, răng thực sẽ được lưu giữ lâu hơn trên cung hàm. 

Tuy nhiên, nhược điểm của phương pháp trên là cần mài chỉnh hình răng thật. Do đó, đòi hỏi kỹ thuật tay nghề cao mới đảm bảo tỷ lệ mài chuẩn xác và răng sứ phải đặt sát khít với cùi răng thật, không gây cộm cấn hoặc kẽ hở. 

Một số phương pháp khắc phục răng cửa thưa
Một số phương pháp khắc phục răng cửa thưa

Niềng răng chỉnh nha 

Trường hợp bệnh nhân có răng cửa thưa lớn nhưng không muốn bọc răng sứ thẩm mỹ do lo sợ mòn răng thì niềng răng được coi là phương pháp hữu hiệu. Đây cũng là giải pháp khi điều trị nha khoa mà bác sĩ khuyến khích thực hiện. 

Ưu điểm lớn nhất của niềng răng là không làm thay đổi đi hình dạng ban đầu của răng. Trong kỹ thuật này, bác sĩ sẽ dùng những dụng cụ chuyên dụng để làm cho răng sát khít với nhau. 

Ở phương pháp niềng răng, sau khi thực hiện, răng vẫn là răng thật của bạn và hình dáng chiếc răng không đổi. Bởi vị trí những chiếc răng sẽ được đẹp đều trên cung hàm. Vì vậy hiệu quả phục hình có thể duy trì trọn đời. 

Tuy nhiên, chi phí để chỉnh hình răng tương đối cao và thời gian điều trị cũng khá lâu, khoảng 18 – 36 tháng. Ngoài ra, bệnh nhân cũng phải định kỳ đến nha khoa để bác sĩ khám và kiểm tra. 

Độ tuổi thích hợp nhất cho niềng răng là từ 12 – 15 tuổi. Ở độ tuổi này, các răng vĩnh viễn đã mọc gần như hoàn thiện (không kể răng khôn) và xương hàm có thể dễ dàng nắn chỉnh. 

Bệnh nhân ở nhóm tuổi này thường chỉ cần đeo niềng răng trong khoảng 12 – 24 tháng là đã có lại hiệu quả phục hình răng như mong muốn. 

Người trưởng thành vẫn có thể niềng răng, tuy nhiên sẽ cần thêm thời gian hơn nữa do xương hàm đã cứng chắc và khó nắn chỉnh hình. Thời gian đeo thông thường sẽ là 24 – 36 tháng mới mang lại những kết quả như mong muốn. 

 Niềng răng chỉnh nha
Niềng răng chỉnh nha

Răng cửa thưa là nỗi lo đối với nhiều người tuy nhiên nó cũng có thể khắc phục được. Trước tiên bạn nên lựa chọn nha khoa uy tín để được các bác sĩ có chuyên môn cao tư vấn cụ thể, có lộ trình điều trị phù hợp và an toàn, hiệu quả nhất.Nếu bạn đang có thắc mắc và vấn đề liên quan đến sức khỏe răng miệng thì nhanh chóng liên hệ với BEAMDental để nhận được sự hỗ trợ và tư vấn kịp thời từ các bác sĩ nhé!

 

 

Rate this post