Dấu hiệu mọc răng khôn và 5 cách làm giảm đau răng khôn hiệu quả

Mọc răng khôn là gì?

Khi mọc răng khôn thường khiến nhiều người đau đớn, dẫn đến những ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe và sinh hoạt hàng ngày. Do vậy, bài viết dưới đây nha khoa Beamdental sẽ cung cấp cho bạn những kiến thức về mọc răng khôn như: triệu chứng, tác hại của răng khôn và những cách xử lý khi mọc răng khôn bị đau nhức. 

Mọc răng khôn là gì? Vì sao răng khôn thường hay mọc lệch?

Răng khôn (hay còn gọi là răng số 8) là răng hàm lớn thứ 3 và mọc cuối cùng ở mỗi cung hàm. Thông thường, mỗi người có 4 chiếc răng khôn, mọc vào thời gian từ 18 tuổi trở lên, khi các răng vĩnh viễn khác đã ổn định. 

Thực tế, không phải ai cũng mọc đầy đủ 4 răng khôn. Có những trường hợp chỉ mọc 1, 2, 3 răng khôn, hoặc thậm chí không mọc răng nào. 

Răng khôn mọc vào thời điểm xương hàm đã hoàn toàn phát triển, các răng khác đã mọc đầy đủ trên cung hàm. Vì vậy, răng dễ bị mọc lệch hoặc mọc ngầm và kẹt trong xương hàm. 

Mọc răng khôn là gì?
Mọc răng khôn là gì?

Triệu chứng khi mọc răng khôn 

Khi mọc răng khôn, bạn có thể gặp những triệu chứng sau:

  • Đau nhức, khó chịu: Do mọc răng khôn sẽ đâm vào nướu, gây nên tình trạng đau nhức khoảng 2-3 tháng 1 lần, có khi vài năm tùy cơ địa của mỗi người. Vùng nướu ở vị trí răng khôn có thể bị sưng nhẹ, đồng thời đau hơn nếu chải răng hoặc ăn nhai chạm vào vị trí này. 
  • Hành sốt: Một số trường hợp mọc răng khôn không những đau nhức mà còn hành sốt, khiến cơ thể luôn trong tình trạng mệt mỏi. 
  • Cứng khớp và đau hàm: Khi răng khôn mọc lên và chạm vào răng số 7 bên cạnh sẽ làm cho bạn khó mở miệng hơn, đồng thời cơn đau hàm cũng nặng hơn. 
  • Ăn nhai không ngon miệng: Vì nướu răng khi mọc răng khôn sẽ bị sưng đau, do đó ảnh hưởng tới quá trình ăn uống, khiến bạn không còn cảm thấy ăn nhai ngon miệng. 
 

Các tác hại của răng khôn 

Răng khôn không mọc thẳng sẽ gây nên những tác hại như: 

  • Sâu răng: Do nằm sâu trong cung hàm nên sẽ khó vệ sinh răng khôn sạch sẽ, thức ăn dễ kẹt vào nướu gây sâu răng, thậm chí lan sang cả răng số 7. 

Làm ảnh hưởng các răng kế cận, gây đau nhức dữ dội: Do không có chỗ để mọc thẳng như những răng khác, răng khôn có thể mọc đâm vào răng số 7. Lúc này, cơn đau nhức sẽ càng thêm dữ dội, gây khó khăn trong ăn nhai và sinh hoạt. Thậm chí có thể gây hư hỏng và mất cả răng số 7. 

  • Nhiễm trùng nướu: Cũng vì nằm ở vị trí khó chăm sóc, thế nên vùng nướu tại răng khôn dễ bị nhiễm trùng.

Áp xe răng: Khi bị nhiễm trùng nướu lâu ngày, vi khuẩn sẽ dễ dàng xâm nhập vào trong răng và hình thành túi áp xe. Áp xe răng khá nguy hiểm vì có thể sẽ gây hỏng răng và ảnh hưởng đến các dây thần kinh nếu không được điều trị kịp thời. Thậm chí, khi mủ có trong ổ áp xe chảy xuống họng có thể gây ngạt thở.

Các tác hại của răng khôn 
Các tác hại của răng khôn

Mọc răng khôn thì cần làm gì? 

Khi mọc răng khôn, bạn nên quan tâm đến chế độ chăm sóc răng miệng nhiều hơn. Tránh để thức ăn bám dính nhiều ở răng khôn, gây sâu răng hoặc nhiễm trùng. 

Đồng thời, bạn cần hạn chế sử dụng những thức ăn quá cứng, quá dai. Do để nhai được thì phải sử dụng lực cắn mạnh, nhưng lúc này nướu răng đang sưng tấy sẽ làm bạn cảm thấy đau đớn, ngoài ra những thực phẩm này cũng dễ bị kẹt ở vùng nướu răng khôn. 

Đặc biệt, khi mọc răng khôn mà có dấu hiệu đau nhức thì nên nhanh chóng đến nha khoa để được thăm khám và chụp X-Quang kiểm tra, nếu cần thiết thì có thể nhổ răng khôn, tránh những biến chứng đáng tiếc có thể xảy ra. 

Mọc răng khôn thì cần làm gì? 
Mọc răng khôn thì cần làm gì?

Cơn đau do răng khôn gây ra có tự khỏi không?

Nguyên lý mọc răng khôn giống như răng sữa hay các răng vĩnh viễn khác, răng khôn mọc khá lâu, có thể từ 1 – 2 năm hoặc lâu nhất là 3 – 5 năm. Răng khôn mọc theo từng giai đoạn, và mỗi đợt mọc có thể kéo dài vài tuần hoặc đến một tháng. Thông thường cơn đau sẽ chấm dứt khi răng ngừng mọc. Sau khi chiếc răng thứ 8 mọc lại một thời gian, tình trạng đau nhức sẽ tiếp diễn cho đến khi răng mọc hoàn toàn. Nhưng nếu răng khôn bị nhiễm trùng hoặc bị sâu, cơn đau có thể tiếp tục ngày này qua ngày khác cho đến khi các tình trạng này được điều trị.

5 cách làm giảm đau răng khôn hiệu quả  

  • Chườm đá:

Chườm đá là một cách được nhiều người áp dụng để giảm đau khi mọc răng khôn. Tất cả những gì bạn cần làm là lấy một lượng đá viên vừa đủ, dùng khăn mềm quấn chặt rồi chườm lên vùng má bị sưng tấy và vùng mọc răng khôn mỗi ngày từ 2 -3 lần.  Điều này sẽ làm cơn đau do mọc răng khôn sẽ giảm đi rất nhiều.   

chườm đá
chườm đá
  • Đắp túi trà:

Sử dụng túi trà để giảm đau khi răng khôn mọc lên là một cách dễ dàng thực hiện hàng ngày. Sở dĩ túi trà có tác dụng giảm đau là do trong túi trà có chứa một chất chống viêm rất tốt đó là axit tannic. Bạn chỉ cần ngâm túi trà, sau đó cho túi trà vào tủ lạnh, khoảng 23h sau đắp lên vùng nướu bị sưng tấy do mọc răng khôn, bạn sẽ thấy hiệu quả bất ngờ.

tra tui loc
Đắp túi trà
  • Ngậm tỏi:

Lấy 1 nhánh tỏi giã nát trộn với ít nước và vài hạt muối, sau đó dùng tăm bông nhúng vào dung dịch này thấm vào vùng răng đau để giảm đau.

Bạn cũng có thể tán nhuyễn tỏi trộn với vài hạt muối rồi đắp trực tiếp hỗn hợp này lên vùng răng khôn đã mọc, cũng có tác dụng giảm đau tương tự như dung dịch tỏi.

Ngậm tỏi
Ngậm tỏi
  • Đinh hương: 

 Đinh hương có tác dụng chống viêm, sát khuẩn, gây tê nên khi sử dụng người bệnh không còn cảm thấy đau nhức gì nữa. Lấy 1 ít đinh hương và ngậm khoảng 5 – 10 phút hoặc giã nát đinh hương và dùng tăm bôi lên lợi và răng khôn để giảm đau cho cả răng và lợi.

Đinh hương
Đinh hương
  • Súc miệng bằng nước muối:
Súc miệng bằng nước muối
Súc miệng bằng nước muối

Nước muối là một dung dịch sát khuẩn dịu nhẹ cho răng. Bạn nên súc miệng nước muối hàng ngày, không chỉ khi đau răng để bảo vệ răng miệng của mình.

Bài viết trên BEAMDENTAL đã phần nào giúp bạn hiểu hơn về các triệu chứng mọc răng khôn. Để  có thể giảm thiểu được rủi ro xảy ra khi mọc răng khôn như răng mọc ngầm, mọc lệch thì hãy 

 

Rate this post