Răng khôn mọc khi nào? Nên làm gì khi phát hiện mọc răng khôn

Một số vấn đề liên quan đến răng khôn

Răng khôn là răng hàm thứ ba và là răng cuối cùng được hình thành. Vậy răng khôn có thể là một phần của cơ chế nhai, nhưng trong một số trường hợp, răng cần phải nhổ nhằm tránh làm đau đớn hay gây tổn thương cho những răng khác. Vậy răng khôn mọc khi nào? Nên làm gì khi mọc răng khôn? Hãy cùng BEAMDENTAL theo dõi bài viết dưới đây để hiểu kỹ thêm nhé! 

Răng khôn là gì? 

Răng khôn hay còn gọi là răng số 8 là loại răng mọc sau cùng và phổ biến nhất lứa tuổi từ 17-25. Đây là loại răng gây nên nhiều tranh luận khi chúng ta không biết rõ chức năng của và nó cũng mang tới khá nhiều phiền toái. 

Hầu hết mỗi hàm chỉ có 28 chiếc răng, gồm 14 chiếc trên và 14 chiếc dưới. Trên thực tế, mỗi người chỉ có tối đa 32 chiếc răng, và 4 chiếc răng khôn còn lại xuất hiện sau cùng, chia đều cả hai hàm. 

Răng khôn mọc khi nào? 
Răng khôn mọc khi nào?

Rắc rối đối với loại răng này là vì chúng không có chỗ để phát triển theo hướng thông thường giống bao cái răng khác và phải tìm cách di chuyển, ví dụ như cụp xương hàm dưới hay cụp răng hàm trên cạnh hoặc chúng có thể phát triển bình thường nhưng nhô lên ngoài nướu do mắc kẹt một phần và ngừng hoàn toàn.  

Xem thêm: Những triệu chứng mọc răng khôn thường gặp nhất

Răng khôn mọc khi nào? 

Răng khôn mọc khi nào? Theo đó, chúng ta chủ yếu mọc răng khôn trong lứa tuổi từ 18-25. Tuy nhiên, cũng có những trường hợp răng khôn xuất hiện muộn hơn hay sớm hơn thông thường. 

Thông thường một người trưởng thành có tổng cộng 4 chiếc răng khôn, tuy nhiên trong những trường hợp cá biệt thì có tới 6 – 8 chiếc, hoặc có người thậm chí không có răng khôn. Điều này là rất phổ biến và hầu như không liên quan gì đến sức khỏe răng miệng. 

Thời điểm mọc răng khôn khiến nướu của chúng ta trở nên sưng đỏ, có trường hợp sưng cả vùng mặt kèm theo sốt. Hàm sưng khiến chúng ta không thể giao tiếp và sinh hoạt ăn uống bình thường, ảnh hưởng đến sức khỏe cũng như cuộc sống hàng ngày. 

Khi nhổ răng khôn, điều khiến mọi người ngạc nhiên là chúng không phát triển giống với những loại răng khác mà lại phát triển theo các giai đoạn. 

Phải mất nhiều tháng hoặc vài năm cho một chiếc răng khôn nhú lên, tùy theo thể trạng của từng người. Mỗi đợt răng sẽ mọc thêm một ít cho đến khi hình thành một chiếc răng đầy đủ. 

Mỗi lần như thế chúng ta lại phải đau đớn, đặc biệt với các trường hợp răng phát triển lệch lạc hoặc bị mọc ngầm thì cần làm tiểu phẫu cắt bỏ nhằm không tổn thương đến xương hàm và ảnh hưởng không tốt về sức khỏe. 

Một số vấn đề liên quan đến răng khôn

Một số vấn đề liên quan đến răng khôn: Hàm của chúng ta nhỏ theo thời gian. Các nhà khoa học tin rằng não của chúng ta thay đổi theo thời gian và vì vậy không gian hàm sẽ nhỏ hơn. Chế độ dinh dưỡng và nhu cầu nha khoa cũng thay đổi theo thời gian. Điều này cũng khiến hàm trở nên hẹp hơn nữa. 

Hàm hẹp lại có nghĩa là khi hàm dưới không đủ chỗ chứa hết số răng. Một người có 4 chiếc răng khôn, 2 răng ở hàm trên và 2 răng ở hàm dưới. Tuy Nhiên đôi khi một vài người trưởng thành không mọc răng khôn. Hầu hết hàm được hoàn chỉnh vào khoảng tuổi 18, trừ khi răng hàm số 3 bắt đầu phát triển ở khoảng năm 20 tuổi. Do đó, phần lớn những vấn đề là do răng không có chỗ để phát triển. 

Một số vấn đề liên quan đến răng khôn
Một số vấn đề liên quan đến răng khôn

Cụ thể, những vấn đề ảnh hưởng đến răng khôn bao gồm: 

  • Răng khôn mọc ngầm: Đây là tình trạng răng vẫn còn nằm trong nướu và chưa thể phát triển một cách bình thường. Răng sẽ bị kẹt ở xương hàm, dẫn đến đau nhức răng, chảy máu, u nang và phá hỏng chân các răng xung quanh hay xương nâng đỡ răng. 
  • Chỉ mọc một phần: Trong một số trường hợp, răng số 8 chỉ phát triển một phần và không hoàn toàn phát triển. Điều này cũng sẽ làm gia tăng nguy cơ sâu răng cùng các vấn đề sức khoẻ khác. 
  • Răng bị tổn thương: Răng số 8 nằm ở vị trí trong cùng của hàm nên thông thường không mọc được. Răng sẽ bị mắc kẹt lại ở xương hàm hoặc nướu và ảnh hưởng đến bạn, gây  đau khó chịu. 
  • Răng khôn mọc lệch: Thỉnh thoảng răng số 8 lại bị nhô ra bên ngoài hoặc chèn lên những răng khác. Điều này dẫn đến đau răng, sâu ở răng bên cạnh và có tác động lên xương hàm hoặc dây thần kinh. 
  • Hàm không đủ chỗ: Hàm chỉ bắt đầu hoàn chỉnh khi bạn 18 tuổi và không có chỗ cho phát triển răng số 8. 
  • Sâu răng hoặc bệnh nướu răng: Răng số 8 nằm ở vị trí trong cùng của hàm, vì vậy thông thường không thể quan sát và làm vệ sinh. Điều này có thể dẫn đến bệnh sâu răng hoặc một số bệnh nướu khác. 

Xem thêm: Nhổ răng khôn kiêng gì cho mau lành vết thương

Nên làm gì khi mọc răng khôn? 

Nên làm gì khi mọc răng khôn? Trước hết chúng ta phải biết được răng khôn mọc khi nào, nắm rõ các triệu chứng của quá trình mọc răng khôn sẽ giúp bạn nhận biết chính xác khi bản thân mọc răng khôn. Bên cạnh đó bạn cũng cần biết đến một vài biện pháp giúp giảm đau đớn khi mọc răng khôn bao gồm: 

  • Chườm lạnh: Khi răng khôn mọc hoặc bên má đang sưng, nhức bạn nên sử dụng đá lạnh để đắp trên mặt tại vị trí đau khoảng 15-30 phút. Cách tốt nhất nên nằm 15 phút thư giãn 15 phút sẽ có tác dụng giảm đau nhức nhanh nhất. 
  • Vệ sinh răng miệng: Vệ sinh răng miệng đúng cách, nhất là vị trí có răng khôn. Bởi Vì lúc này nướu đang bị viêm nên vi khuẩn cũng dễ dàng xâm nhập và gây bệnh. Nên sử dụng chỉ nha khoa và nước súc miệng nhằm loại bỏ mảng bám trên răng. 
  • Gặp bác sĩ: Quá trình mọc răng khôn xảy ra đột ngột và nhanh chóng tạo thành sự đau đớn theo các giai đoạn khác nhau. Do đó khi có bệnh bạn nên lựa chọn những trung tâm y tế uy tín để nha sĩ khám và điều trị dứt điểm. Tuyệt đối tránh tình trạng giấu bệnh khiến bệnh diễn tiến ngày càng trầm trọng và có biến chứng xấu. Lựa chọn những phòng khám uy tín khi khám chữa răng vì điều trị răng khôn không giống với các bệnh khác nên đòi hỏi bác sĩ răng hàm mặt có chuyên môn cao mới thực hiện thành công.

Những lưu ý khi mọc răng khôn

Khi răng khôn bắt đầu mọc, có một số lưu ý quan trọng mà bạn cần chú ý để đảm bảo sức khỏe răng miệng:

  1. Vệ sinh miệng: Dành thời gian chăm sóc và vệ sinh miệng hàng ngày bằng cách đánh răng ít nhất hai lần mỗi ngày và sử dụng chỉ nha khoa để làm sạch giữa các răng.
  2. Chăm sóc răng khôn: Nếu răng khôn không mọc đều hoặc mọc không đúng hướng, nó có thể gây ra sưng và đau. Hãy thăm bác sĩ nha khoa để kiểm tra và xác định liệu cần phải gắn bó hoặc loại bỏ răng khôn.
  3. Kiểm tra định kỳ: Điều này đặc biệt quan trọng nếu bạn có các triệu chứng như đau, sưng, hoặc khó khăn khi nhai. Bác sĩ nha khoa có thể kiểm tra tình trạng răng khôn và đưa ra lời khuyên phù hợp.
  4. Thực phẩm mềm: Trong những ngày đầu sau khi răng khôn bắt đầu mọc, tránh thức ăn cứng và nhai thức ăn mềm để giảm đau và sưng.
  5. Thuốc giảm đau: Nếu bạn gặp đau do răng khôn mọc, sử dụng thuốc giảm đau theo chỉ định của bác sĩ và tuân thủ hướng dẫn sử dụng.
  6. Chăm sóc sau phẫu thuật: Nếu bạn phải loại bỏ răng khôn bằng phẫu thuật, hãy tuân thủ các hướng dẫn của bác sĩ về chăm sóc sau phẫu thuật để ngăn ngừa nhiễm trùng và đảm bảo hồi phục nhanh chóng.
Răng khôn mọc khi nào?
Răng khôn mọc khi nào?

Nhớ rằng, việc chăm sóc và quản lý răng khôn mọc là quan trọng để tránh những vấn đề sức khỏe răng miệng nghiêm trọng.

Xem thêm: Mọc răng khôn hàm trên bị đau và cách giải quyết đau răng

Hy vọng các thông tin chia sẻ của nha khoa Beamdental đã giúp bạn xác định rõ răng khôn mọc khi nào và thời điểm nhổ răng khôn Nếu có bất cứ thắc mắc nào về mọc răng khôn hãy liên hệ với BEAMDENTAL để nhận giải đáp nhanh nhất. 

 

BEAMDENTAL – HỆ THỐNG NHA KHOA TIÊU CHUẨN HÀNG ĐẦU

CHI NHÁNH HÀ NỘI

 

CS1: 7B Thi Sách, Ngô Thì Nhậm, Hai Bà Trưng, Hà Nội - 0934.61.9090

 

CS2: 98C Chiến Thắng, Văn Quán, Hà Đông - 0934.61.9090

 

CHI NHÁNH TP.HỒ CHÍ MINH (HCM)

 

56 Nguyễn Đình Chiểu, Đa Kao, Quận 1, Tp.Hồ Chí Minh - 0766.00.8080

 

GIỜ HOẠT ĐỘNG:

 

09h00 – 21h00. Tất cả các ngày trong tuần

  Link web: beamdental.com.vn

Rate this post