Răng hô là gì? Niềng Răng Hô Có Hiệu Quả Không?

Răng hô là gì? Khi nào cần niềng răng hô?

Răng hô là một trong những dạng sai khớp cắn ảnh hưởng nhiều đến thẩm mỹ và chức năng ăn nhai. Niềng răng hô được nhiều người lựa chọn để giúp cải thiện tình trạng răng của mình. Vậy niềng răng hô có những phương pháp nào? Mất thời gian bao lâu? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn giải đáp những thắc mắc về vấn đề này nhé.

Răng hô là gì? Khi nào cần niềng răng hô? 

 Răng hô thường được gọi là răng vẩu hoặc răng lệch khỏi khớp nhai. Điều này trực tiếp gây hại cho chức năng ăn uống nhai và quá trình bạn chăm sóc răng miệng cũng có thể làm mất tính thẩm mỹ của toàn bộ gương mặt. 

Hơn nữa, khi răng bị hô kéo dài còn dễ gây ra những tác hại sau đây :

  •  Dễ mắc các bệnh liên quan tới răng miệng: Hầu hết người có răng hô đều bị viêm khớp thái dương hàm, nếu nghiêm trọng hơn còn khiến cho việc mở miệng cũng gặp khó khăn.
  • Ảnh hưởng tới ăn uống: Răng hô dẫn tới sai lệch khớp cắn và cản trở nhiều trong việc răng nghiền nhỏ thức ăn.
  • Thẩm mỹ gương mặt bị ảnh hưởng: Những người có hàm răng hô thường khá tự ti khi giao tiếp, vì răng hô khiến gương mặt mất cân đối, khiến họ mặc cảm trước nơi đông người.
  • Vệ sinh răng miệng khó khăn: Khớp cắn không khớp sẽ dễ làm cho răng mọc lệch. Lúc này cần lưu ý việc vệ sinh răng miệng phải cẩn thận hơn cũng như mất nhiều thời gian hơn.
Răng hô là gì? Khi nào cần niềng răng hô?
Răng hô là gì? Khi nào cần niềng răng hô?

Nguyên nhân gây ra tình trạng hô răng 

 Tình trạng răng bị hô do 2 nguyên nhân chính dưới đây: 

 Nguyên nhân bẩm sinh  

  Đa phần những người bị hô răng là từng có người thân như ông bà hoặc bố mẹ đã mắc phải tình trạng này. Lúc mới chào đời trẻ sẽ có sự khác biệt rõ rệt giữa xương hàm trên và xương hàm dưới. Khi lớn hơn, xương hàm dưới tăng trưởng với cường độ cao sẽ dần xoá bỏ được sự khác biệt này. Tuy nhiên, trong trường hợp xương hàm trên phát triển quá mức hoặc xương hàm dưới ít phát triển sẽ làm lệch khớp nhai tạo nên tình trạng hô răng. 

 Hô răng do bẩm sinh sẽ khó thể điều trị từ khi còn bé vì hiệu quả không cao và hay lặp lại, độ tuổi thích hợp nhất để chữa hô ở trẻ là khoảng 9 – 14 tuổi. 

 Nguyên nhân bẩm sinh
Nguyên nhân bẩm sinh

Nguyên nhân thứ phát 

 Nguyên nhân thứ phát đưa đến hiện tượng hô là ngay từ lúc còn bé trẻ đã có những thói quen xấu như đẩy lưỡi, mút tay, ngậm núm vú giả quá lâu làm hại tới sự phát triển của xương và răng sau này. 

 Hô do thứ phát được điều trị nhanh bằng việc loại bỏ đi các thói quen xấu này để răng trẻ phát triển bình thường. 

Nguyên nhân thứ phát
Nguyên nhân thứ phát

Những phương pháp thực hiện niềng răng hô hiện nay 

 Tính tới thời điểm hiện tại, y học nha khoa đã tiến bộ phát triển, cho nên với những ai bị hô răng có thể nhanh chóng tìm lại vẻ đẹp nụ cười rạng rỡ với nhiều phương pháp niềng khác nhau. Dựa theo mức độ răng hô nặng hoặc nhẹ sẽ có cách niềng thích hợp nhất với bạn, cụ thể là: 

Những phương pháp thực hiện niềng răng hô hiện nay
Những phương pháp thực hiện niềng răng hô hiện nay

 Niềng răng hô với mắc cài kim loại 

 Là phương pháp chỉnh nha dùng dây cung hoặc mắc cài của kim loại gắn ở mặt ngoài thân răng giúp đưa phần răng hô về thẳng và đúng vị trí trên cung hàm. Chất liệu của kim loại đảm bảo độ cứng cao giúp răng di chuyển chính xác và hiệu quả, cho phép bạn rút ngắn thời gian sử dụng mắc cài. 

 Niềng răng hô với mắc cài kim loại
Niềng răng hô với mắc cài kim loại

Niềng răng hô với mắc cài sứ 

 Như niềng răng mắc cài kim loại, niềng răng hô với mắc cài sứ sử dụng dây cung và mắc cài đeo trên răng giúp xếp đồng đều răng. Điểm đặc biệt là chất liệu mắc cài bằng sứ có màu gần giống với màu răng nên thẩm mỹ hơn so với mắc cài kim loại. Nếu bạn muốn một độ thẩm mỹ tương đối cao trong cả quá trình niềng răng hô hãy chọn phương pháp niềng răng mắc cài sứ nha! 

Niềng răng hô với mắc cài kim loại mặt trong 

 Hay thường gọi là niềng răng mắc cài mặt lưỡi. Phương pháp này có cấu tạo tương tự với niềng răng mắc cài kim loại ở trên tuy nhiên vị trí đặt mắc cài nằm ở mặt trong thân răng. Chỉnh răng hô với phương pháp niềng răng mắc cài mặt trong nhằm nâng tính thẩm mỹ và giúp khách hàng tự tin khi sử dụng. 

Niềng răng hô với mắc cài kim loại mặt trong
Niềng răng hô với mắc cài kim loại mặt trong

Niềng răng hô với khay trong suốt Invisalign 

Đây là kỹ thuật niềng răng mới, dùng các khay trong suốt có cấu tạo riêng và độc nhất đối với từng người. Những khay trên có thể tháo lắp dễ dàng, nhanh chóng và gần như vô hình, sau 2 tuần sẽ thay thế một khay niềng mới giúp di chuyển răng từng tí một vào nơi cần thiết. 

Niềng răng hô với khay trong suốt Invisalign
Niềng răng hô với khay trong suốt Invisalign

Niềng răng hô mất thời gian bao lâu ? 

 Trung bình thời gian niềng răng hô sẽ kéo dài khoảng 1 – 3 năm. Việc bạn niềng răng hô mất bao lâu phụ thuộc rất nhiều yếu tố như tình trạng răng của bạn ở mức độ bị hô nhẹ hay trung bình hoặc nghiêm trọng; loại niềng răng hô do bạn chọn và cách bảo vệ răng của bạn trong thời gian niềng răng hô. 

 Tình trạng răng 

 Nếu tình trạng răng của bạn khá đồng đều chỉ bị chìa vài cái răng và được soi phim X-quang, bác sĩ chẩn đoán tình trạng răng hô của bạn mức độ trung bình thì thời gian niềng răng sẽ kéo dài khoảng 1 – 1.5 năm. Trường hợp răng hô mức độ nghiêm trọng hơn nữa, Bác sĩ nhận định ca nặng thì thời gian sẽ kéo dài khoảng 2 năm trở đi. 

 Tình trạng răng
Tình trạng răng

Phương pháp niềng răng 

 Phương pháp niềng răng như chúng ta trình bày ở trên cũng ảnh hưởng nhiều tới thời gian niềng răng hô là bao lâu. Theo một số Bác sĩ chuyên về chỉnh hình nha phương pháp niềng răng có mắc cài kim loại sẽ giúp răng di chuyển nhanh và chính xác và đều ở đúng vị trí trên cung hàm, rút ngắn thời gian mang niềng khoảng 1 – 6 tháng so với niềng răng mắc cài sứ hoặc niềng răng với khay trong suốt. 

Phương pháp niềng răng
Phương pháp niềng răng
 

Cách chăm sóc răng miệng trong thời gian niềng răng 

 Đây cũng là một trong các yếu tố ảnh hưởng thời gian niềng răng hô. Ví dụ, trong thời gian mang niềng, bạn chăm sóc răng không tốt, vệ sinh răng miệng sau khi ăn uống không sạch sẽ làm xuất hiện một số bệnh như sâu răng, viêm lợi. .. Những bệnh lý này có thể gây đau và chảy máu làm ảnh hưởng đến sự di chuyển của răng. Trường hợp nặng hơn, Bác sĩ sẽ chỉ định tạm thời dừng niềng răng để chăm sóc răng miệng trước thì mới tiến hành dùng lực di chuyển răng. Như thế, thời gian niềng răng hô sẽ kéo dài hơn. Trong trường hợp, bạn đang niềng răng mà lại không kiêng khem chuyện ăn uống như ăn đồ cứng không xé nhỏ làm bung sút mắc cài, dây cung làm cản trở quá trình di chuyển răng. Đó cũng là một nguyên nhân làm tăng thời gian niềng răng hô. 

 Vì phương pháp niềng răng hô sẽ có những ưu nhược điểm cũng như chi phí sẽ khác nhau nên bạn cần tới khám tại nha sĩ để biết được bản thân phù hợp với phương pháp niềng như thế nào. Nếu đang phân vân và không thật sự nắm vững thì bạn nên đến thẳng những bác sĩ chuyên khoa để nghe tư vấn kĩ hơn nữa. 

Cách chăm sóc răng miệng trong thời gian niềng răng
Cách chăm sóc răng miệng trong thời gian niềng răng

Qua bài viết này chắc hẳn các bạn đã hiểu được thế nào là răng hô cũng như các phương pháp niềng răng hô phổ biến hiện nay. Nếu đang gặp bất cứ vấn đề gì liên quan đến răng miệng hãy nhanh chóng liên hệ với nha khoa Beamdental để nhận được sự hỗ trợ và tư vấn kịp thời nhé!

 

Rate this post