Tư vấn chuyên môn bài viết:
BÁC SĨ DƯƠNG THỊ THÙY NGA
Niềng răng cho trẻ em là sự quan tâm hàng đầu của nhiều phụ huynh đang có con em gặp phải tình trạng răng mọc lệch, mọc không đều và các vấn đề về răng khác . Vậy niềng răng trẻ em có những phương pháp nào? Độ tuổi nào thích hợp nhất để trẻ tiến hành niềng răng? Mời các bạn cùng theo dõi ngay bài viết dưới đây nhé!
Niềng răng trẻ em là như thế nào?
Niềng răng trẻ em là như thế nào? Niềng răng trẻ em là kỹ thuật chỉnh nha sử dụng những khí cụ là bộ mắc cài cùng với dây cung hoặc khay niềng trong suốt Invisalign. Với mục đích giúp cân chỉnh răng của trẻ về đúng vị trí trên cung hàm, giúp trẻ tự tin hơn với một hàm răng đều đẹp, góp phần hỗ trợ hiệu quả các hoạt động ăn nhai và chăm sóc răng miệng.
Các trường hợp trẻ cần niềng răng:
- Răng thưa, khe hở giữa các răng lớn.
- Răng mọc lung tung, chen chúc do thiếu mầm răng hoặc thừa răng.
- Răng hô, trẻ ngậm miệng không chặt khi ngủ há miệng.
- Răng móm, khi trẻ cười chỉ thấy hàm dưới.
- Khớp cắn sâu, trẻ cười chỉ thấy hàm trên.
- Khớp cắn chéo và một hay nhiều răng mọc không đúng vị trí khớp cắn.
- Khớp cắn hở, hàm trên và dưới cách xa nhau.
Xem thêm: Cách làm hết đau khi sâu răng nhanh chóng thực hiện ngay tại nhà
Liệu cần niềng răng cho trẻ càng sớm càng tốt?
Điều trị chỉnh hình nha ở trẻ quan trọng nhất là cần “đúng thời điểm”. Nếu can thiệp càng sớm vào giai đoạn trẻ chưa phát triển hoàn thiện xương hàm mặt, khung xương hàm mặt của trẻ sẽ quá nhỏ và không đủ chỗ để sắp xếp răng.
Khi trẻ chưa thay hết răng cũng là vấn đề bởi vì sẽ phải có thời gian cho việc chờ răng trẻ mọc thì mới thể di chuyển được răng. Giai đoạn thích hợp nhất là giai đoạn khi trẻ đang hoàn thiện xương hàm mặt và bác sĩ sẽ dự đoán sự phát triển của trẻ rồi đề ra kế hoạch thích hợp.
Vì vậy, thời điểm sẽ thay đổi khác nhau tùy theo từng trẻ và cũng phụ thuộc vào sự phát triển của mỗi trẻ em. Ví dụ có trẻ khung xương bắt đầu phát triển lúc 12 tuổi, nhưng ở trẻ khác lại là 15 tuổi. Vì vậy bác sĩ nha khoa cần xem xét để xác định thời điểm phù hợp nhất giúp trẻ niềng răng.
- Niềng răng là gì?Những lợi ích khi niềng răng
- Niềng răng bao nhiêu tiền và thời gian niềng là bao lâu?
- Niềng răng trả góp là gì? Địa điểm niềng răng trả góp uy tín
- Niềng răng invisalign và những điều cần biết khi niềng răng
- Niềng răng mắc cài sứ là gì?Những điều cần biết khi niềng răng
- Niềng răng trong suốt là gì? Ưu và nhược điểm của niềng răng trong suốt
- Niềng răng giá bao nhiêu?Chi phí niềng răng phụ thuộc vào các yếu tố nào?
- Răng hô là gì? Niềng răng hô có hiệu quả không?
- Niềng răng móm và những điều bạn cần biết
- Giá niềng răng trong suốt bao nhiêu? Chi tiết bảng giá
- Niềng răng mắc cài là gì? Nên niềng răng mắc cài loại nào?
- Niềng răng hết bao nhiêu tiền?Chi phí niềng răng chi tiết
- Niềng răng rẻ nhất bao nhiêu tiền? Chi Tiết bảng giá niềng răng
- Top 6 địa chỉ niềng răng Sài Gòn uy tín nhất 2023
- Niềng răng sứ và những điều cần biết
- Nằm mơ gãy răng là điềm báo tốt hay xấu?
- Cập nhật bảng giá niềng răng rẻ nhất năm 2023
- Ưu, nhược điểm của các loại niềng răng hiện nay
- Niềng răng bao lâu thì tháo? Chi tiết thời gian niềng dành cho mọi đối tượng
- Niềng răng có đau không?Bí quyết giảm đau nhức khi niềng răng
- Vì sao khi niềng răng hóp má? Nguyên nhân và cách khắc phục
- Niềng răng mất bao lâu thì có hàm răng đẹp?
- Niềng răng mặt trong là gì? Niềng răng mặt trong có tốt không?
- Niềng răng trước và sau thay đổi như thế nào?
- Niềng răng trẻ em là như thế nào? Những điều cần biết khi niềng răng
- Niềng răng tại nhà có thật sự hiệu quả không?
Độ tuổi nào phù hợp nhất để niềng răng cho trẻ em?
Độ tuổi nào phù hợp nhất để niềng răng cho trẻ em? Với độ tuổi trẻ đang phát triển, quyết định niềng răng cho trẻ sớm sẽ góp phần gia tăng hiệu quả điều trị, tiết kiệm thời gian cho việc tiến hành can thiệp chỉnh hình răng qua đó giúp răng trẻ phát triển theo đúng vị trí và khỏe mạnh.
Trẻ không phải chịu đựng nhiều đau đớn sau khi niềng răng như người trưởng thành, thời gian thực hiện niềng răng cũng nhanh hơn và hạn chế sự can thiệp của phẫu thuật hàm sau khi lớn lên.
Trẻ có độ tuổi từ 6-7 tuổi trở lên là có thể đến phòng nha khoa để tầm soát răng miệng và tiến hành chỉnh nha bằng phương pháp niềng răng khi cần thiết.
Độ tuổi được coi là thời gian “vàng” khi quyết định niềng răng ở trẻ là độ tuổi từ 12 đến 16 tuổi. Thời điểm thích hợp nhất cho chỉnh hình nha cố định là trong vòng 2 năm sau. Tốt nhất là khi bước vào giai đoạn trẻ mới dậy thì bởi lúc này cơ thể vẫn đang phát triển và xương hàm cũng chưa cố định.
Xem thêm: Cách vệ sinh răng miệng sau khi phun môi chuẩn y khoa
Để có được kết quả tốt nhất cũng như để quá trình chỉnh nha diễn ra trong khoảng thời gian nhanh nhất, cha mẹ nên đưa con tái kiểm tra răng định kỳ 6 tháng/lần. Việc làm này sẽ giúp cho bác sĩ chẩn đoán kịp thời những vấn đề ở răng, lợi của trẻ từ đó sẽ có biện pháp can thiệp để đảm bảo tình trạng răng con có thể mọc lên một cách bình thường và đẹp nhất.
Một số phương pháp niềng răng cho trẻ
Dưới đây là một số phương pháp niềng răng dành cho trẻ em hiệu quả và an toàn nhất:
Phòng ngừa hô móm bằng các khí cụ niềng răng
Với những bé có dấu hiệu hô móm trong nhiều trường hợp có thể dùng đến khí cụ chỉnh nha nhằm ngăn sự phát triển của xương hàm lại (Headgear giúp ngăn ngừa hô và Facemask ngăn ngừa móm) . Áp dụng với trẻ từ 7-12 tuổi. Hoặc để tránh khả năng phải phẫu thuật hàm sau này, phụ huynh nên cho trẻ đến thăm khám sớm để điều chỉnh kịp thời.
Niềng răng cho trẻ bằng khí cụ tháo lắp
- Với ưu điểm là thuận tiện nhưng chủ yếu dùng cho những trường hợp niềng răng cơ bản cho răng vĩnh viễn, hay phối hợp với các loại niềng răng khác.
- Phương pháp trên có ưu điểm là chi phí thấp, hạn chế ảnh hưởng đến sinh hoạt và thẩm mỹ so với chỉnh nha gắn chặt. Tuy nhiên, nó chủ yếu được sử dụng cho một nhóm đối tượng là những người nhỏ tuổi có răng lệch nhẹ. Đặc biệt, hiệu quả của phương pháp trên cũng phụ thuộc rất lớn vào ý thức tự giác của trẻ khi thực hiện.
Xem thêm: 7+ Cách bảo vệ răng miệng hiệu quả giúp răng trắng sáng
Niềng răng trẻ em với mắc cài cố định
- Là phương pháp gắn mắc cài trực tiếp lên răng và mắc cài có thể là kim loại hay sứ. Dưới tác dụng lực kéo của mắc cài răng sẽ được sắp xếp tại những vị trí phù hợp nhất.
- Phương pháp trên được áp dụng với trẻ từ 10-12 tuổi sau khi các răng đã thay đầy đủ. Niềng răng với mắc cài kim loại cùng những dây chun màu sắc giúp trẻ thích nghi với mắc cài tốt hơn cũng như thích thú hơn với việc niềng răng.
- Thời gian điều trị kéo dài khoảng 1-2 năm tuỳ thuộc theo mức độ lệch răng của trẻ.
Niềng răng trẻ em không cần mắc cài (Invisalign)
Đây là phương pháp niềng răng được áp dụng bé tuổi 10-12 trở lên cũng như niềng răng mắc cài cố định, nhưng với Invisalign trẻ sẽ cảm thấy tự tin về mặt thẩm mỹ mà còn thấy thoải mái hơn khi ăn uống thường ngày.
Cách chăm sóc răng miệng cho trẻ sau khi niềng răng
Trong giai đoạn niềng răng, trẻ sẽ ăn uống khó khăn hơn so với bình thường do có trường hợp cần phải nhổ răng, chỉnh răng di chuyển gây cảm giác ê buốt, đau khi ăn nhai, đồng thời mang mắc cài cọ xát trong miệng khiến khó chịu, vướng víu. Vì vậy cần thực hiện các biện pháp các cách chăm sóc răng miệng cho trẻ sau khi niềng răng
- Vệ sinh răng miệng thường xuyên theo hướng dẫn của bác sĩ để tránh vướng thức ăn thừa ở mắc cài.
- Phụ huynh nên chế biến cho trẻ ăn thức ăn mềm để trẻ dễ nhai.
- Bổ sung đầy đủ các khoáng chất, vitamin cho trẻ.
- Không cho trẻ ăn đồ ăn quá cay hay quá lạnh
- Trẻ tuyệt đối không nhịn đói, hoặc ăn uống thiếu chất. Nếu thiếu hụt năng lượng sẽ khiến trẻ cảm thấy mệt mỏi và khó chịu hơn nữa. Mặt khác, nếu trẻ ăn uống thiếu chất sẽ làm các răng trở nên yếu đi, bác sĩ cần giảm lực khiến cho răng chuyển động chậm hơn và thời gian để niềng răng lâu hoàn tất hơn.
Trên đây là những chia sẻ hữu ích về niềng răng trẻ em. Việc niềng răng cho trẻ đúng thời điểm không chỉ giúp đạt được kết quả niềng răng tốt mà còn giúp bố mẹ tiết kiệm được chi phí niềng răng cho trẻ. Nếu bạn đang quan tâm đến việc niềng răng cho trẻ thì nhanh chóng liên hệ với nha khoa Beamdental để nhận được sự hỗ trợ và tư vấn kịp thời từ các bác sĩ nhé!