Tư vấn chuyên môn bài viết:
BÁC SĨ DƯƠNG THỊ THÙY NGA
Đánh răng mỗi ngày là một thói quen không thể nào thiếu, đây là cách chăm sóc răng miệng hữu hiệu và đơn giản nhất. Nhưng nếu bạn không chú ý đánh răng đúng cách sẽ làm giảm hiệu quả của việc chăm sóc sức khỏe răng miệng đi nhiều, có thể xảy đến các vấn đề như: đau răng, răng nhạy cảm, ê buốt,.. Hãy cùng Beamdental tìm hiểu ngay thông tin dưới bài viết này nhé!
Mách bạn cách đánh răng đúng cách
Bước 1: Làm sạch khoang miệng
Đầu tiên bạn hãy súc miệng khoảng 30 giây bằng nước lọc để loại bỏ mảng bám, sau đó sử dụng chỉ nha khoa để lấy đi những phần thức ăn thừa dính trong các kẽ răng mà bàn chải khó có thể lấy được hết.
Bước 2: Chuẩn bị kem đánh răng và bàn chải
Tiếp theo bạn cần chuẩn bị dụng cụ đánh răng bao gồm bàn chải và kem đánh răng. Như đã đề cập thì bạn nên lựa chọn loại bàn chải lông mềm để không làm thương tổn bộ phận răng và nướu.
Còn đối với kem đánh răng thì có thể lựa chọn theo sở thích của bạn, ưu tiên những loại có hương vị the mát không quá cay nồng để tránh làm kích ứng răng lợi. Trước khi đánh răng, hãy làm sạch phần lông bàn chải dưới vòi nước và bơm một lượng kem đánh răng vừa phải để dùng.
Bước 3: Chải răng
Đặt bàn chải ở phần viền nướu theo phương nằm ngang, phần kem đánh răng tiếp xúc với cả răng và nướu. Nhẹ nhàng chải lên phần mặt ngoài của răng theo hướng xoay tròn và rung nhẹ. Trong quá trình đánh hãy đi chuyển bàn chải tới các nhóm răng khác nhau và tiếp tục lặp lại động tác đánh răng nêu trên. Làm điều tương tự với mặt trong của các răng. Đối với phần răng hàm thì chải dọc lên mặt nhai của các răng từ trong ra ngoài.
Nhiều người có thói quen chải răng theo chiều ngang và dùng với lực rất mạnh. Đây hoàn toàn là một động tác sai vì rất dễ làm hư răng và nướu. Mỗi lần đánh răng hãy duy trì thực hiện các động tác trên từ 2 – 3 phút.
Bước 4: Chải mặt lưỡi
Ngoài răng ra thì bạn cũng đừng quên việc vệ sinh mặt lưỡi bởi vì đây là bộ phận ẩn chứa rất nhiều vi khuẩn gây hôi miệng. Bạn có thể tự sắm cho mình một chiếc bàn chải vệ sinh lưỡi hoặc dụng cụ cạo lưỡi chuyên biệt.
Bước 5: Súc miệng
Sau khi đã đánh răng xong bạn hãy dùng nước sạch để súc miệng. Nếu kỹ lưỡng hơn bạn cũng có thể súc miệng bằng dung dịch vệ sinh khoang miệng chuyên dụng. Hãy nhớ rửa sạch sẽ bàn chải đánh răng và cất nó ở nơi khô ráo.
Đánh răng đúng cách có lợi ích như thế nào?
Giúp xóa bỏ các mảng bám trên mặt răng và đảm bảo răng miệng luôn được sạch.
Giúp giảm thiểu tối đa những căn bệnh răng miệng mà vi khuẩn gây nên như sâu răng, viêm nướu.
Đánh răng không đúng cách là cơ hội cho vi khuẩn sinh sôi rồi xâm nhập vào răng, nướu làm phá vỡ lớp men răng và tạo nên sự nhạy cảm, đau buốt răng.
Chải răng quá nhiều cũng sẽ gây chảy máu và tổn thương nướu, bị viêm nướu và tụt nướu.
Tại sao việc đánh răng, vệ sinh răng miệng lại quan trọng?
Răng là một phần quan trọng trong cơ thể không chỉ làm tăng thẩm mỹ mà còn đảm bảo ăn nhai giúp cải thiện hệ tiêu hóa. Tuy nhiên, nhiều người xem nhẹ tầm quan trọng của răng và không đánh răng hàng ngày.
Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh, có khoảng 32% người lớn đang bị sâu răng và không được điều trị. Do đó, một trong những cách tốt nhất và dễ thực hiện nhất để ngăn ngừa và loại bỏ mảng bám răng, vi khuẩn là đánh răng kỹ, đúng cách và dùng chỉ nha khoa hàng ngày.
Tác hại của việc không đánh răng
Bệnh nha chu và mất xương
Có thể bạn chưa từng nghe nói đến nhưng nếu lười đánh răng thì bạn có thể mắc bệnh nha chu và nghiêm trọng hơn là mất xương. Theo Tiến sĩ Rajan Sharma, người sáng lập của Eon Clinics cho biết: “Vi khuẩn sản sinh ra một số enzyme sẽ bắt đầu ăn xương khi bạn mắc bệnh nha chu”. Đây chính là một trong những tác hại của việc lười đánh răng đầu tiên mà bạn cần biết
Hôi miệng
Tiến sĩ Glenn LeSueur cho biết, khi bạn lười đánh răng là bạn đang tạo môi trường thuận lợi cho thực phẩm bám vào răng và tạo thành các mảng bám. Mảng bám này sẽ tích tụ nhiều theo thời gian và rất khó được loại bỏ, trừ khi bạn đến nha sĩ. Chính mảng bám này là nguyên nhân gây mùi hôi bay ra từ miệng, khiến bạn mất hẳn tự tin khi giao tiếp.
Bệnh tim
Tiến sĩ Brent Rusnak, một nha sĩ và cũng là người sáng lập ra River Run Dental cho biết rằng, khi bạn lười đánh răng thì một loại vi khuẩn có trong miệng của bạn sẽ đi vào máu và ảnh hưởng đến hoạt động tự nhiên của cơ thể, điển hình như khả năng chống lại các bệnh nhiễm trùng. Ông cũng khẳng định rằng, sức khoẻ răng miệng kém có thể dẫn đến bệnh tim, đột quỵ, thậm chí bệnh Alzheimer.
Viêm nướu
Viêm nướu thường là khởi đầu của mọi vấn đề về răng miệng mà biểu hiện đầu tiên là nướu bị sưng, đau và chảy máu. Nếu tình trạng nướu bị viêm ngày càng nặng thì việc vi khuẩn tấn công và gây sâu răng là điều hoàn toàn rất dễ xảy ra. Do đó, muốn bảo vệ răng tốt hơn thì việc bảo vệ nướu là điều cần làm trước tiên.
Làm hỏng men răng
Men răng có tác dụng giúp răng chống lại mọi sự tấn công từ bên ngoài như vi khuẩn, nhiệt độ, axit thức ăn… Nếu bạn lười đánh răng thì sẽ tạo thành mảng bám, gây viêm nướu, từ đó men răng cũng dễ bị phá hỏng hơn. Một khi men răng bị phá hỏng thì các loại vi khuẩn, mảng bám thực phẩm sẽ tấn công và làm răng bạn bị bào mòn, dễ bị sâu răng và hư hỏng nhanh chóng
Khi nào bắt đầu tập đánh răng cho bé?
Khi mà bé vẫn chưa thể chải răng, cha mẹ đã vệ sinh răng nướu cho trẻ với gạc mềm và nước nóng ấm hay nước muối pha loãng.
Với bé từ 6 – 12 tháng tuổi, vào giai đoạn này, đa phần là bé đã mọc đủ khoảng 8 cái răng và răng hàm đang trong giai đoạn nhô lên. Lúc này, việc vệ sinh răng miệng và dạy bé chải răng là vô cùng quan trọng. Nhưng có không hiếm trường hợp trẻ mắc sâu răng ở giai đoạn đầu gây ảnh hưởng nặng nề cho sức khỏe, khi trẻ mất răng vĩnh viễn.
Nhưng 1.5 tuổi, bé thường thích học hỏi những hành vi của cha mẹ và nhiều người xung quanh, vì vậy, dạy các bé chải răng giai đoạn đầu sẽ giúp bé dần hình thành thói quen đánh răng, hiểu việc chăm sóc răng và thực hiện tốt việc vệ sinh.
Khi trẻ trong giai đoạn từ 4 – 6 tuổi, ngoài thói quen chải răng mỗi ngày, cha mẹ cần dạy bé vệ sinh răng đúng cách nhằm đảm bảo sức khỏe răng miệng cho bé được tối ưu nhất.
- Hướng dẫn chăm sóc răng miệng đúng cách cho cả gia đình
- 10 Cách chăm sóc răng miệng cho cả nhà hiệu quả
- Hướng dẫn cách vệ sinh răng miệng đúng cách ngay tại nhà
- Hướng dẫn 5 bước vệ sinh răng miệng luôn sạch sẽ
- Làm thế nào để vệ sinh răng miệng đúng cách ngay tại nhà
- 7 Cách bảo vệ răng miệng hiệu quả giúp răng trắng sáng
- Quy trình chăm sóc răng miệng đúng cách
- 8 cách bảo vệ răng miệng của bạn được sạch thơm tho
- Hướng dẫn vệ sinh răng niềng đúng cách tại nhà
- Hướng dẫn cách đánh răng đúng cách tại nhà
- Đánh răng đúng cách là như thế nào Lợi ích của việc đánh răng
- Hướng dẫn cách sử dụng miếng dán trắng răng đơn giản tại nhà
- Cách vệ sinh răng miệng sau khi phun môi chuẩn y khoa
Nên cho bé đánh răng buổi nào trong ngày?
Cha mẹ nên tạo thói quen tốt để bé chải răng ít nhất 2 lần/ngày vào sau khi ăn sáng và trước khi đi học.
Ngoài ra, sau bữa cơm trưa hay những bữa tiệc tối cũng cần chải răng nhằm giúp thức ăn không dính trên mặt răng.
Lưu ý, cần thiết phải đợi khoảng 30 phút sau khi ăn hoặc dùng những loại thực phẩm và thức uống có chứa acid, chẳng hạn như cam, chanh, hay nước ép bưởi. Việc chải răng quá sớm khi acid không có khả năng ảnh hưởng lên bề mặt men răng sẽ làm men răng nhanh chóng bị hư hại và đưa đến tình trạng men răng bị huỷ hoại. Nếu phải đợi 30 phút mới chải răng, nên súc miệng trước với nước 2 lần nhằm hạn chế tối đa tác dụng của acid.
Hướng dẫn bé đánh răng đúng cách
Để đánh răng cho bé đúng cách, bạn cần thực hiện những bước sau:
Bước 1: Súc miệng với nước nhằm rửa sạch sẽ răng miệng.
Bước 2: Rửa sạch bàn chải trước khi sử dụng và sau đó, dùng một lượng kem đánh răng vừa cần thiết. Với trẻ sơ sinh, lượng kem chải răng vừa đủ nhỏ khoảng như hạt đỗ.
Bước 3: Đặt bàn chải ở ngang và nghiêng khoảng 45 độ so với viền nướu để đầu lông bàn chải không cọ xát với mặt răng và nướu. Hướng dẫn bé chà răng mặt ngoài trước, gồm các răng ở hàm trên và hàm dưới với cách cọ từ hàm trên xuống và hất hàm dưới ngược lại, đồng thời quay vòng bàn chải đánh răng.
Bước 4: Đánh mặt trong của răng giống với mặt ngoài. Đánh toàn bộ các răng ở hàm trên và hàm dưới với động tác cọ lên, ngược lại hoặc quay vòng.
Bước 5: Cuối cùng, hướng dẫn bé dùng răng nhai theo cách để lông bàn chải tiếp xúc với mặt nhai của răng, sau đó nhẹ nhàng đẩy bàn chải từ trong ra ngoài khoảng 10 lần.
Bước 6: Chải mặt trên của lưỡi từ trong ra ngoài với bàn chải răng thường hoặc thậm chí là lược đánh lưỡi chuyên dụng nhằm loại trừ các vi khuẩn và mùi hôi.
Bước 7: Làm sạch sẽ toàn bộ khoang miệng bằng cách súc miệng với nước khi không có kem chải răng trong miệng. Ở bước này, cha mẹ nên chú ý giúp cho bé đẩy bọt kem ra ngoài, bởi thời gian đầu đa phần các bé rất dễ ngậm kem đánh răng. Rửa sạch sẽ bàn chải, lau miệng mặt bằng cách để phần lông bàn chải hướng lên phía trên và phần tay nắm ở dưới.
Lưu ý khi đánh răng cho bé
Sau khi chải răng, cha mẹ nên cho bé dùng chỉ nha khoa nhằm vệ sinh sạch sẽ men răng, không có các mảng bám hay thức ăn bị đọng lại ở chân răng, vì đây là nguyên nhân chủ yếu của sâu răng ở trẻ nhỏ.
Cũng không nên để bé chải răng theo chiều ngang, bởi đây là một trong nhiều nguyên nhân dẫn đến những bệnh liên quan răng miệng như viêm nướu, nứt kẽ răng.
Thời gian chải răng nên khoảng 2 – 3 phút.
Nên lựa chọn bàn chải giúp bé đánh răng tốt có lông mịn, mỏng, nhẹ so với kích cỡ của răng nhằm không gây viêm nướu và vẫn đạt được hiệu quả chăm sóc răng cao nhất.
Nên thay thế bàn chải ít nhất 3 tháng/lần nhằm tăng cường vệ sinh răng miệng. Nếu bàn chải dùng lâu dài hay lông bàn chải đã quá xơ cứng sẽ gây nên những tổn thương đối với răng.
Chỉ nên dùng kem đánh răng với lượng flour thích hợp, ngoài ra, trong kem cũng phải bao gồm những thành phần chống khuẩn, kháng viêm, giảm sinh mủ như sodium bicarbonate và một số enzym có tác dụng trung hòa tính acid của nước bọt.
Bé đánh răng đúng cách sẽ đảm bảo sức khỏe răng miệng, ngăn ngừa những nguy cơ dẫn đến nhiều căn bệnh như sâu răng, viêm lợi, viêm nướu, hay hôi miệng và làm bạn bị rụng răng.
Bên cạnh việc cha mẹ nên cho bé đi kiểm tra răng định kỳ từ 3-6 tháng/lần giúp các bác sĩ chẩn đoán tình trạng răng miệng để đảm bảo bé có 1 hàm răng chắc khỏe.
Trên đây là thông tin về cách đánh răng đúng cách cho bé. Các bậc cha mẹ nên tập cho bé thói quen đánh răng từ sớm để chăm sóc sức khỏe răng miệng tốt nhất. Hy vọng với những thông tin mà Nha Khoa Beamdental chia sẻ sẽ giúp bạn tích lũy thêm nhiều kinh nghiệm hơn.
- Cách làm răng trắng tại nhà đơn giản dễ thực hiện
- Những cách làm trắng răng sau một đêm cực kỳ hiệu quả
- Cách làm trắng răng tại nhà đơn giản
- Cách làm trắng răng sau 1 đêm đơn giản nhanh chóng tại nhà
- Cách làm trắng răng bị vàng đơn giản nhanh chóng tại nhà